Theo lời lể của anh Võ Thành Long (39 tuổi, ở phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM), một con chim cổ rắn đã đậu trên mái nhà của gia đình vào ngày 15/8. Dù tìm cách đuổi con vật đi nhưng bất thành. Sau đó, anh và gia đình lấy thang leo lên mái nhà và bắt nó xuống. Ảnh: Lao động.Sau khi tìm hiểu, anh Võ Thành Long biết được đây là chim cổ rắn quý hiếm. Vậy nên, anh bàn giao nó cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vào ngày 16/8. Ảnh: Lao động.Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đưa con vật trên về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi để cứu hộ, kiểm tra sức khỏe và chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Lao động.Theo cơ quan chức năng, con chim cổ rắn được anh Võ Thành Long giao nộp có trọng lượng khoảng 400 gam. Ảnh: Lao động.Chim cổ rắn có tên khoa học là Anhinga melanogaster. Chúng là một loài chim lớn nằm trong họ Anhingidae, bộ chim điên (trước đây xếp trong bộ bồ nông). Ảnh: Lao động.Loài chim cổ rắn có đặc điểm nổi bật là cổ dài và mảnh dẻ. Những cá thể này có vẻ ngoài tương tự những con rắn khi chúng bơi lội với phần thân chìm dưới mặt nước. Ảnh: Lao động.Cá thể chim cổ rắn trống có bộ lông màu đen hay nâu sẫm, mào mọc thẳng đứng trên đầu và mỏ lớn hơn so với con mái. Ảnh: VOV.Điều thú vị về chim cổ rắn là chúng thuộc nhóm động vật có quan hệ giao phối theo kiểu một vợ - một chồng và cặp đôi trong mùa sinh sản. Ảnh: Nhân dân.Chim cổ rắn thường sống theo đàn sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá. Ảnh: Nhân dân.Loài chim cổ rắn thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Chúng có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: Nhân dân.Mời độc giả xem video: Người đàn ông bỏ 10 tỷ đồng cho thú chơi chim. Nguồn: VTV24.
Theo lời lể của anh Võ Thành Long (39 tuổi, ở phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM), một con chim cổ rắn đã đậu trên mái nhà của gia đình vào ngày 15/8. Dù tìm cách đuổi con vật đi nhưng bất thành. Sau đó, anh và gia đình lấy thang leo lên mái nhà và bắt nó xuống. Ảnh: Lao động.
Sau khi tìm hiểu, anh Võ Thành Long biết được đây là chim cổ rắn quý hiếm. Vậy nên, anh bàn giao nó cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vào ngày 16/8. Ảnh: Lao động.
Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đưa con vật trên về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi để cứu hộ, kiểm tra sức khỏe và chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Lao động.
Theo cơ quan chức năng, con chim cổ rắn được anh Võ Thành Long giao nộp có trọng lượng khoảng 400 gam. Ảnh: Lao động.
Chim cổ rắn có tên khoa học là Anhinga melanogaster. Chúng là một loài chim lớn nằm trong họ Anhingidae, bộ chim điên (trước đây xếp trong bộ bồ nông). Ảnh: Lao động.
Loài chim cổ rắn có đặc điểm nổi bật là cổ dài và mảnh dẻ. Những cá thể này có vẻ ngoài tương tự những con rắn khi chúng bơi lội với phần thân chìm dưới mặt nước. Ảnh: Lao động.
Cá thể chim cổ rắn trống có bộ lông màu đen hay nâu sẫm, mào mọc thẳng đứng trên đầu và mỏ lớn hơn so với con mái. Ảnh: VOV.
Điều thú vị về chim cổ rắn là chúng thuộc nhóm động vật có quan hệ giao phối theo kiểu một vợ - một chồng và cặp đôi trong mùa sinh sản. Ảnh: Nhân dân.
Chim cổ rắn thường sống theo đàn sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá. Ảnh: Nhân dân.
Loài chim cổ rắn thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Chúng có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: Nhân dân.
Mời độc giả xem video: Người đàn ông bỏ 10 tỷ đồng cho thú chơi chim. Nguồn: VTV24.