Những giống mít thông thường có kích thước trung bình từ 30 - 60cm chiều dài, 20 - 30cm chiều rộng. Tuy nhiên, một giống mít siêu to khổng lồ đặc biệt từ Malaysia khiến ai cũng phát hoảng vì độ khủng của nó.Giống mít quả siêu dài nhập khẩu từ Malaysia có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, tên thường gọi là mít trái dài Malaysia, mít thước, mít khổng lồ, mít Ma-lai ruột vàng…Đặc điểm của loại mít đặc biệt này là quả khi chín cây rất dài và nặng. Cụ thể là mỗi quả có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25 - 40kg. Thông thường phải từ 2-3 người mới có thể khiêng được.Bên trong quả mít này có rất ít hạt và xơ. Trong khi đó, múi mít có hình dạng rất dài và dày, ăn giòn và hương vị khá thơm ngon.Thông thường sau khoảng 3 năm trồng cây sẽ cho ra quả, đây là giống mít cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi cây trung bình có thể cho hơn 200kg quả mỗi năm.Cách đây vài năm, giống mít "siêu khủng" này từng gây sốt, khiến nhiều người săn lùng và tìm mua.Đến nay, mặc dù đã được nhiều người biết đến hơn, nhưng vẫn rất khó để tìm thấy mít Malaysia trên thị trường do khan hiếm.Cây dễ trồng và dễ phát triển, hầu như 99% các khu vực trồng được các giống mít khác (mít ruột đỏ, mít thái siêu sớm, mít không hạt…) đều trồng được giống mít trái dài Malaysia.Mít là một loại quả không những thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng. Trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá, quả, nhựa mít, hạt mít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.Quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Ngoài ra, quả mít còn có giá trị thương mại cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.Mít cung cấp nhiều chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong mít như magie, đồng, niacin…cũng rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, tái tạo máu của cơ thể.Mít giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là kali. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong chất dịch của cơ thể.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui Khỏe Mỗi Ngày.
Những giống mít thông thường có kích thước trung bình từ 30 - 60cm chiều dài, 20 - 30cm chiều rộng. Tuy nhiên, một giống mít siêu to khổng lồ đặc biệt từ Malaysia khiến ai cũng phát hoảng vì độ khủng của nó.
Giống mít quả siêu dài nhập khẩu từ Malaysia có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, tên thường gọi là mít trái dài Malaysia, mít thước, mít khổng lồ, mít Ma-lai ruột vàng…
Đặc điểm của loại mít đặc biệt này là quả khi chín cây rất dài và nặng. Cụ thể là mỗi quả có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25 - 40kg. Thông thường phải từ 2-3 người mới có thể khiêng được.
Bên trong quả mít này có rất ít hạt và xơ. Trong khi đó, múi mít có hình dạng rất dài và dày, ăn giòn và hương vị khá thơm ngon.
Thông thường sau khoảng 3 năm trồng cây sẽ cho ra quả, đây là giống mít cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi cây trung bình có thể cho hơn 200kg quả mỗi năm.
Cách đây vài năm, giống mít "siêu khủng" này từng gây sốt, khiến nhiều người săn lùng và tìm mua.
Đến nay, mặc dù đã được nhiều người biết đến hơn, nhưng vẫn rất khó để tìm thấy mít Malaysia trên thị trường do khan hiếm.
Cây dễ trồng và dễ phát triển, hầu như 99% các khu vực trồng được các giống mít khác (mít ruột đỏ, mít thái siêu sớm, mít không hạt…) đều trồng được giống mít trái dài Malaysia.
Mít là một loại quả không những thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng. Trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá, quả, nhựa mít, hạt mít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Ngoài ra, quả mít còn có giá trị thương mại cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Mít cung cấp nhiều chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong mít như magie, đồng, niacin…cũng rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, tái tạo máu của cơ thể.
Mít giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là kali. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong chất dịch của cơ thể.