169 cá thể động vật hoang dã, gồm 5 loài: Rắn hổ chúa, mèo rừng, khướu bạc má, chim di đá và sáo đá được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên tại rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Kinhtedothi.Toàn bộ các cá thể động vật hoang dã này đều là tang vật do lực lượng công an thu giữ từ các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh: Kinhtedothi.Theo Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng, trước khi tái thả, đơn vị phối hợp với Hạt Kiểm lâm Mỹ Đức và Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội khảo sát kỹ lưỡng địa hình, nguồn thức ăn, nhiệt độ của rừng được chọn thả, giúp động vật nhanh thích nghi với môi trường tự nhiên. Ảnh: Kinhtedothi.Trong số 5 loài được tái thả lần này, khướu bạc má và mèo rừng là 2 loài động vật nguy cấp thuộc nhóm IIB (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ), rắn hổ mang chúa thuộc phụ lục I (theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ) cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Kinhtedothi.Chim khướu bạc má có tên khoa học là Black-throated Laughingthrush. Loài động vật này phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.Loài chim khướu bạc má thường sống ở các tầng rừng thấp, độ cao khoảng từ 1300 - 2000m. Thức ăn của chúng bao gồm: hạt, trái cây, côn trùng... Ảnh: eBird.Mèo rừng có tên khoa học là prionailurus bengalensis. Đuôi của mèo rừng trưởng thành dài hơn 1/2 chiều dài thân - đầu, lông màu vàng nhạt với nhiều đốm đen lớn. Ảnh: iNaturalist.Mỗi cá thể mèo rừng trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg, chiều dài đuôi từ 23 - 40cm, chiều dài thân - đầu từ 45 - 63 cm. Ảnh: Dreamstime.Mèo rừng chủ yếu ăn thịt, côn trùng. Thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của loài động vật này. Ảnh: iNaturalist.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
169 cá thể động vật hoang dã, gồm 5 loài: Rắn hổ chúa, mèo rừng, khướu bạc má, chim di đá và sáo đá được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên tại rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Kinhtedothi.
Toàn bộ các cá thể động vật hoang dã này đều là tang vật do lực lượng công an thu giữ từ các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh: Kinhtedothi.
Theo Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng, trước khi tái thả, đơn vị phối hợp với Hạt Kiểm lâm Mỹ Đức và Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội khảo sát kỹ lưỡng địa hình, nguồn thức ăn, nhiệt độ của rừng được chọn thả, giúp động vật nhanh thích nghi với môi trường tự nhiên. Ảnh: Kinhtedothi.
Trong số 5 loài được tái thả lần này, khướu bạc má và mèo rừng là 2 loài động vật nguy cấp thuộc nhóm IIB (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ), rắn hổ mang chúa thuộc phụ lục I (theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ) cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Kinhtedothi.
Chim khướu bạc má có tên khoa học là Black-throated Laughingthrush. Loài động vật này phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Loài chim khướu bạc má thường sống ở các tầng rừng thấp, độ cao khoảng từ 1300 - 2000m. Thức ăn của chúng bao gồm: hạt, trái cây, côn trùng... Ảnh: eBird.
Mèo rừng có tên khoa học là prionailurus bengalensis. Đuôi của mèo rừng trưởng thành dài hơn 1/2 chiều dài thân - đầu, lông màu vàng nhạt với nhiều đốm đen lớn. Ảnh: iNaturalist.
Mỗi cá thể mèo rừng trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg, chiều dài đuôi từ 23 - 40cm, chiều dài thân - đầu từ 45 - 63 cm. Ảnh: Dreamstime.
Mèo rừng chủ yếu ăn thịt, côn trùng. Thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của loài động vật này. Ảnh: iNaturalist.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.