Sửng sốt Trái đất bị "quây" bởi cặp đám mây bụi lạ

Google News

(Kiến Thức) - Theo bài báo mới đăng trên Tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh, các nhà khoa học xác nhận sự hiện diện của hai đám mây bụi đang quay quanh Trái đất ở khoảng cách tương tự như Mặt trăng.

Theo đó, rất khó để chứng minh sự hiện diện của những đám mây bụi bởi vì chúng quá mờ nhạt. Các đám mây bụi này là bộ sưu tập các hạt cực kỳ nhỏ xíu trải dài trên một khu vực rộng lớn có thể xuất hiện gần Trái đất nhất có từ năm 1960.

Về bản chất, chúng chỉ là những đám mây bụi khổng lồ bị mắc kẹt trong quỹ đạo của Trái đất, lớn gấp nhiều lần kích thước của Trái đất nhưng bạn không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, bởi vì những đám mây này không nhận đủ ánh sáng phản chiếu.

Sung sot Trai dat bi
Nguồn ảnh: Phys. 

Những đám mây bụi không gian kiểu thế này được đặt tên là “mây Kordylewski”, một nhà khoa học Kazimierz Kordylewski, người đầu tiên tuyên bố đã phát hiện ra chúng vào năm 1960. Ngay cả sau khi phát hiện ra, sự tồn tại của những đám mây này cũng gây tranh luận mạnh mẽ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Dù sự tồn tại của những đám mây bụi này không có ý nghĩa gì lớn lao nhưng  nó sẽ làm sáng tỏ một số hiện tượng động lực học trong quỹ đạo Trái đất.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)