Sửng sốt thấy nước trên tiểu hành tinh đậu phộng

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết của nước trong các hạt bụi có ở tiểu hành tinh hình đậu phộng Itokawa. Hợp chất deuterium với hydro - một dấu hiệu hóa học có thể chỉ ra nguồn gốc của tiểu hành tinh cũng được tìm thấy khá nhiều.

Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona (ASU) đã đo hàm lượng nước trong các hạt bụi thiên thạch nhỏ được tàu vũ trụ Hayabusa của Nhật Bản thu thập và gửi về Trái đất vào năm 2010.

Dựa trên những phát hiện mới của họ, các nhà nghiên cứu của ASU nghi ngờ rằng, các tiểu hành tinh loại S như Itokawa (tiểu hành tinh được tạo thành từ silicat) có thể từng cung cấp tới một nửa lượng nước cho Trái đất trong lịch sử hình thành.

Sung sot thay nuoc tren tieu hanh tinh dau phong
 Nguồn ảnh: Phys.

Jin và đồng tác giả Maitrayee Bose nhận định, không chỉ phát hiện lượng  vết tích nước dồi dào trong các mẫu, mà hợp chất deuterium với hydro - một dấu hiệu hóa học có thể chỉ ra nguồn gốc của tiểu hành tinh cũng được tìm thấy khá nhiều.

Trong số khoảng 1.500 hạt bụi có trong mẫu thu thập từ Hayabusa, nhóm ASU đã nhận phân tích được năm hạt nhỏ, mỗi hạt chỉ bằng một nửa chiều rộng của một sợi tóc người. Những hạt bụi đó đến từ biển Moses, một khu vực địa chất mịn màng từng có nước trên tiểu hành tinh hình đậu phộng Itokawa. 

Tiểu hành tinh Itokawa không phải lúc nào cũng có hình dạng như một hạt đậu phộng; các nhà khoa học tin rằng nó là một phần của tiểu hành tinh không lồ lớn hơn đã bị phá vỡ khoảng 1,5 tỷ năm trước, sau một tác động thảm khốc với một tảng đá không gian khác.

Trong nghiên cứu này, họ đã phân tích hai trong số các hạt từ Hayabusa và xác định rằng chúng có chứa các khoáng chất silicat tạo đá được gọi là pyroxen.

Ở trên Trái đất, pyroxen được biết đến là có chứa nước trong cấu trúc tinh thể của chúng. Vì vậy, Jin và Bose nghĩ rằng pyroxen từ tiểu hành tinh đậu phộng Itokawa cũng có thể chứa nước.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)