HSC16aay lần đầu tiên được xác định qua một cuộc khảo sát Subaru / Hyper Suprime-Cam (HSC), được thực hiện trên kính viễn vọng Gemini South ở Chile, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4 /2017.
Các quan sát sau đó cho thấy, đường cong ánh sáng của nó đã phát triển rất chậm và siêu tân tinh này có độ dịch chuyển quang phổ trong vũ trụ là 1,45. Điều này cho thấy, HSC16aay có thể là siêu tân tinh siêu đỏ loại IIn.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
"Quang phổ của HSC16aayt cho thấy đường phát xạ hẹp, có cường độ mạnh và chúng tôi phân loại nó là siêu tân tinh loại IIn", các nhà thiên văn viết trong bài báo.
Kết luận của nhóm nghiên cứu Moriya cho thấy, SC16aayt là siêu tân tinh loại IIn, nó là một phân lớp SNe giàu hydro, cho thấy các vạch phát xạ hẹp biểu hiện rõ trong quang phổ.
Những đường phát xạ hẹp này bắt nguồn từ sự tương tác giữa ejecta từ siêu tân tinh với môi trường quang phổ dày đặc (CSM), được hình thành bởi các vật thể tổ tiên lân cận trước khi chúng phát nổ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực