Bom hạt nhân được xem là vũ khí hủy diệt hàng loạt có khả năng sát thương cao nhất mà con người từng chế tạo cho đến nay. Điều này xuất phát từ việc một vụ nổ bom hạt nhân có sức công phá lên tới 300.000 tấn thuốc nổ có thể "san phẳng" hoàn toàn một thành phố.Vũ khí nguyên tử lần đầu được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 khiến nhân loại bàng hoàng trước khả năng sát thương khủng khiếp của loại vũ khí này. Kể từ đó, một số nước bước vào cuộc đua phát triển bom hạt nhân và tiến hành các vụ thử nghiệm.Khi tìm hiểu về vũ khí hủy diệt hàng loạt này, nhiều người tò mò vì sao bom nguyên tử được kích nổ lại tạo thành đám mây hình nấm thay vì một quả cầu lửa đang nở ra.Trước câu hỏi này, Katie Lundquist - nhà nghiên cứu kỹ thuật tính toán tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lunsley Fermore ở California đã đưa ra lời giải.Theo nhà nghiên cứu Katie, vụ nổ bom nguyên tử ban đầu tạo thành một "quả cầu khí nóng". Sau đó, nó sẽ dần dần nhô lên và quả cầu hình trụ ở giữa sẽ chịu lực nổi lớn hơn xung quanh.Hình cầu được hình thành theo cách này. Khi chất lỏng có tỷ trọng thấp nhất ở vị trí chính giữa, nó sẽ nổi lên rất nhanh, giống như một chiếc bánh trong lò nướng dần dần được làm nóng lên và nở ra.Mặc dù toàn bộ chất lỏng hình cầu đang dâng lên nhưng do các vật chất ở giữa bốc lên nhanh hơn, không khí lạnh bên ngoài hình cầu sẽ bắt đầu tràn xuống bên dưới. Điều này khiến cho các bong bóng nổi lên bị xoắn lại tạo thành một vòng tròn.Các phân tử không khí nóng chuyển động nhanh hơn và nhiều năng lượng hơn. Chúng sẽ va chạm với nhau ở tốc độ cao và tạo ra một không gian rất lớn giữa chúng. Quá trình này tạo thành một môi trường gần như chân không.Dựa trên cách giải thích của nhà nghiên cứu Katie, vật liệu đẩy ra được hút vào chân không và sau đó lại được đẩy lên trên rồi tạo thành đám mây hình nấm trên cùng và vùng phẳng ở dưới cùng.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân | VTV24
Bom hạt nhân được xem là vũ khí hủy diệt hàng loạt có khả năng sát thương cao nhất mà con người từng chế tạo cho đến nay. Điều này xuất phát từ việc một vụ nổ bom hạt nhân có sức công phá lên tới 300.000 tấn thuốc nổ có thể "san phẳng" hoàn toàn một thành phố.
Vũ khí nguyên tử lần đầu được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 khiến nhân loại bàng hoàng trước khả năng sát thương khủng khiếp của loại vũ khí này. Kể từ đó, một số nước bước vào cuộc đua phát triển bom hạt nhân và tiến hành các vụ thử nghiệm.
Khi tìm hiểu về vũ khí hủy diệt hàng loạt này, nhiều người tò mò vì sao bom nguyên tử được kích nổ lại tạo thành đám mây hình nấm thay vì một quả cầu lửa đang nở ra.
Trước câu hỏi này, Katie Lundquist - nhà nghiên cứu kỹ thuật tính toán tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lunsley Fermore ở California đã đưa ra lời giải.
Theo nhà nghiên cứu Katie, vụ nổ bom nguyên tử ban đầu tạo thành một "quả cầu khí nóng". Sau đó, nó sẽ dần dần nhô lên và quả cầu hình trụ ở giữa sẽ chịu lực nổi lớn hơn xung quanh.
Hình cầu được hình thành theo cách này. Khi chất lỏng có tỷ trọng thấp nhất ở vị trí chính giữa, nó sẽ nổi lên rất nhanh, giống như một chiếc bánh trong lò nướng dần dần được làm nóng lên và nở ra.
Mặc dù toàn bộ chất lỏng hình cầu đang dâng lên nhưng do các vật chất ở giữa bốc lên nhanh hơn, không khí lạnh bên ngoài hình cầu sẽ bắt đầu tràn xuống bên dưới. Điều này khiến cho các bong bóng nổi lên bị xoắn lại tạo thành một vòng tròn.
Các phân tử không khí nóng chuyển động nhanh hơn và nhiều năng lượng hơn. Chúng sẽ va chạm với nhau ở tốc độ cao và tạo ra một không gian rất lớn giữa chúng. Quá trình này tạo thành một môi trường gần như chân không.
Dựa trên cách giải thích của nhà nghiên cứu Katie, vật liệu đẩy ra được hút vào chân không và sau đó lại được đẩy lên trên rồi tạo thành đám mây hình nấm trên cùng và vùng phẳng ở dưới cùng.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân | VTV24