Bom hạt nhân lần đầu được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 và khiến nhân loại bàng hoàng trước sức hủy diệt khủng khiếp. Trong những năm sau đó, Mỹ, Liên Xô và một số nước trên thế giới đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.Những vụ nổ bom hạt nhân đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên là ngay sau khi vũ khí nguyên tử phát nổ, mọi công trình cũng như sự sống trong bán kính vụ nổ sẽ bị "xóa sổ" gần như ngay lập tức.Tiếp đến, bụi phóng xạ có thể tồn tại trong khí quyển nhiều năm. Theo các nhà khoa học, sau khi bom hạt nhân phát nổ, bụi phóng xạ được sinh ra và lan tỏa trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.Nhà vật lý học hạt nhân Zaijing Sun ở Trường đại học Nevada, Las Vegas, Mỹ, cho biết phần lớn bụi phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân rơi xuống đất trong khoảng từ 1 ngày đến 1 tuần.Tuy nhiên, một lượng nhỏ bụi phóng xạ bị gió cuốn bay lên cao và lơ lửng trong bầu khí quyển ở độ cao hơn 70.000m. Chúng ở lại trong không trung nhiều năm trước khi rơi xuống đất.Tuy nhiên, một lượng nhỏ bụi phóng xạ bị gió cuốn bay lên cao và lơ lửng trong bầu khí quyển ở độ cao hơn 70.000m. Chúng ở lại trong không trung nhiều năm trước khi rơi xuống đất.Khi ấy, người dân sống ở các khu vực trên sẽ tiếp xúc với bụi phóng xạ và bị phơi nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra người dân bị tổn hại sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số này, bụi phóng xạ được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 11.000 trường hợp tử vong vì ung thư.Không chỉ con người, bụi phóng xạ còn ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm. Ví dụ những con bò sữa ăn cỏ nhiễm Stronti - đồng vị phóng xạ strontium-90 sẽ tạo ra sữa nhiễm chất nguy hiểm này.Nếu người dân uống sữa đó thì cũng bị nhiễm stronti dẫn tới mắc các bệnh về đường ruột, ung thư xương, ung thư tủy xương...Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Bom hạt nhân lần đầu được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 và khiến nhân loại bàng hoàng trước sức hủy diệt khủng khiếp. Trong những năm sau đó, Mỹ, Liên Xô và một số nước trên thế giới đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Những vụ nổ bom hạt nhân đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên là ngay sau khi vũ khí nguyên tử phát nổ, mọi công trình cũng như sự sống trong bán kính vụ nổ sẽ bị "xóa sổ" gần như ngay lập tức.
Tiếp đến, bụi phóng xạ có thể tồn tại trong khí quyển nhiều năm. Theo các nhà khoa học, sau khi bom hạt nhân phát nổ, bụi phóng xạ được sinh ra và lan tỏa trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.
Nhà vật lý học hạt nhân Zaijing Sun ở Trường đại học Nevada, Las Vegas, Mỹ, cho biết phần lớn bụi phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân rơi xuống đất trong khoảng từ 1 ngày đến 1 tuần.
Tuy nhiên, một lượng nhỏ bụi phóng xạ bị gió cuốn bay lên cao và lơ lửng trong bầu khí quyển ở độ cao hơn 70.000m. Chúng ở lại trong không trung nhiều năm trước khi rơi xuống đất.
Tuy nhiên, một lượng nhỏ bụi phóng xạ bị gió cuốn bay lên cao và lơ lửng trong bầu khí quyển ở độ cao hơn 70.000m. Chúng ở lại trong không trung nhiều năm trước khi rơi xuống đất.
Khi ấy, người dân sống ở các khu vực trên sẽ tiếp xúc với bụi phóng xạ và bị phơi nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra người dân bị tổn hại sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số này, bụi phóng xạ được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 11.000 trường hợp tử vong vì ung thư.
Không chỉ con người, bụi phóng xạ còn ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm. Ví dụ những con bò sữa ăn cỏ nhiễm Stronti - đồng vị phóng xạ strontium-90 sẽ tạo ra sữa nhiễm chất nguy hiểm này.
Nếu người dân uống sữa đó thì cũng bị nhiễm stronti dẫn tới mắc các bệnh về đường ruột, ung thư xương, ung thư tủy xương...
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.