Một nhóm nhà khoa học Mỹ đã giải mã bí ẩn về loại " tuyết ấm" kỳ lạ dưới đáy biển Chết.Loại "tuyết" này thực chất là các thảm muối khổng lồ tích tụ năm này qua năm khác.Giáo sư Eckart Meiburg từ Đại học California, Santa Barbara (UCSB) giải thích hiện tượng "ngón tay muối" là quá trình mà các xáo trộn nhỏ ở tầng nước ấm phía trên biển Chết tạo ra những "ngón tay" mặn, nhẹ nhàng thâm nhập vào tầng nước mát hơn phía dưới.Khi nồng độ bão hòa của nước muối ở nhiệt độ thấp hơn không thể giữ được toàn bộ lượng muối, lượng muối này kết tủa và chìm xuống đáy, tạo nên thảm muối dày 4 mét và tiếp tục tăng khoảng 10 cm mỗi năm.Khác với các vùng tuyết muối gần bờ, có xu hướng hình thành vào mùa đông và tan vào mùa hè, "tuyết muối" dưới đáy biển Chết sẽ tồn tại lâu dài.Biển Chết nằm giữa Bờ Tây Palestine, Israel và Jordan, là vùng biển mặn nhất thế giới, với độ mặn gấp 10 lần mức trung bình của các đại dương khác.Kể từ năm 1960, việc chuyển hướng dòng nước ngọt xung quanh khiến nước biển Chết bay hơi không được bổ sung, làm độ mặn tăng lên ngày càng nhiều.Nghiên cứu mới đây sử dụng mô phỏng máy tính đã xác nhận giả thuyết này, giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về quá trình vật lý tại Biển Chết và cách muối hình thành ở các địa điểm khác, như Biển Địa Trung Hải.Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.
Một nhóm nhà khoa học Mỹ đã giải mã bí ẩn về loại " tuyết ấm" kỳ lạ dưới đáy biển Chết.
Loại "tuyết" này thực chất là các thảm muối khổng lồ tích tụ năm này qua năm khác.
Giáo sư Eckart Meiburg từ Đại học California, Santa Barbara (UCSB) giải thích hiện tượng "ngón tay muối" là quá trình mà các xáo trộn nhỏ ở tầng nước ấm phía trên biển Chết tạo ra những "ngón tay" mặn, nhẹ nhàng thâm nhập vào tầng nước mát hơn phía dưới.
Khi nồng độ bão hòa của nước muối ở nhiệt độ thấp hơn không thể giữ được toàn bộ lượng muối, lượng muối này kết tủa và chìm xuống đáy, tạo nên thảm muối dày 4 mét và tiếp tục tăng khoảng 10 cm mỗi năm.
Khác với các vùng tuyết muối gần bờ, có xu hướng hình thành vào mùa đông và tan vào mùa hè, "tuyết muối" dưới đáy biển Chết sẽ tồn tại lâu dài.
Biển Chết nằm giữa Bờ Tây Palestine, Israel và Jordan, là vùng biển mặn nhất thế giới, với độ mặn gấp 10 lần mức trung bình của các đại dương khác.
Kể từ năm 1960, việc chuyển hướng dòng nước ngọt xung quanh khiến nước biển Chết bay hơi không được bổ sung, làm độ mặn tăng lên ngày càng nhiều.
Nghiên cứu mới đây sử dụng mô phỏng máy tính đã xác nhận giả thuyết này, giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về quá trình vật lý tại Biển Chết và cách muối hình thành ở các địa điểm khác, như Biển Địa Trung Hải.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.