Lop Nur, còn được gọi là "tai của địa ngục" do hình dạng giống đôi tai khi nhìn từ vệ tinh, là một vùng đất bí ẩn và chết chóc ở Trung Quốc.Nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kurutag ở phía Đông Tân Cương, Lop Nur từng là hồ nước mặn lớn thứ hai Trung Quốc nhưng đã biến mất khoảng 1.500 năm trước do biến đổi khí hậu.Lop Nur nằm trên “Con đường tơ lụa” cổ đại và được đồn là “tam giác quỷ” của châu Á.Người Lâu Lan cổ đại từng sinh sống ở đây, nhưng giờ Lop Nur trở thành một vùng đất cấm địa gắn liền với những hiện tượng kỳ quái và nhiều vụ mất tích bí ẩn, nổi tiếng nhất là nhà thám hiểm Bành Gia Mộc, người đã mất tích vào năm 1980 khi tìm kiếm nguồn nước.Hiện nay, Lop Nur đang dần hồi sinh với lượng mưa tăng lên, nhưng nước ở đây vẫn không uống được do chứa nhiều chất độc hại, có thể được tinh chế thành phân bón kali.Kể từ năm 1964, Lop Nur đã được Trung Quốc sử dụng để thử nghiệm bom hạt nhân.Nơi này cũng từng được khai thác quy mô lớn để khai thác kali.Tuy nhiên, có một số khu vực bị hạn chế dưới quản lý quân sự và điểm bảo tồn di tích văn hóa trong khu vực này không mở cửa cho công chúng.Mời quý độc giả xem thêm video: Sở thú Trung Quốc gây bão vì nuôi động vật quá "bồng bềnh".
Lop Nur, còn được gọi là "tai của địa ngục" do hình dạng giống đôi tai khi nhìn từ vệ tinh, là một vùng đất bí ẩn và chết chóc ở Trung Quốc.
Nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kurutag ở phía Đông Tân Cương, Lop Nur từng là hồ nước mặn lớn thứ hai Trung Quốc nhưng đã biến mất khoảng 1.500 năm trước do biến đổi khí hậu.
Lop Nur nằm trên “Con đường tơ lụa” cổ đại và được đồn là “tam giác quỷ” của châu Á.
Người Lâu Lan cổ đại từng sinh sống ở đây, nhưng giờ Lop Nur trở thành một vùng đất cấm địa gắn liền với những hiện tượng kỳ quái và nhiều vụ mất tích bí ẩn, nổi tiếng nhất là nhà thám hiểm Bành Gia Mộc, người đã mất tích vào năm 1980 khi tìm kiếm nguồn nước.
Hiện nay, Lop Nur đang dần hồi sinh với lượng mưa tăng lên, nhưng nước ở đây vẫn không uống được do chứa nhiều chất độc hại, có thể được tinh chế thành phân bón kali.
Kể từ năm 1964, Lop Nur đã được Trung Quốc sử dụng để thử nghiệm bom hạt nhân.
Nơi này cũng từng được khai thác quy mô lớn để khai thác kali.
Tuy nhiên, có một số khu vực bị hạn chế dưới quản lý quân sự và điểm bảo tồn di tích văn hóa trong khu vực này không mở cửa cho công chúng.
Mời quý độc giả xem thêm video: Sở thú Trung Quốc gây bão vì nuôi động vật quá "bồng bềnh".