Bốn tỷ năm trước, bề mặt sao Hỏa có minh chứng rõ ràng là có thể có sự sống, nó có sông, hồ và thậm chí là một đại dương sâu thẳm. Một số nhà sinh vật học coi sao Hỏa cổ đại là một cái nôi sự sống thậm chí còn tốt hơn cả Trái đất.
Mọi thứ thay đổi khi sao Hỏa mất từ trường toàn cầu. Các hạt tích điện phát ra từ Mặt trời tước đi bầu khí quyển sao Hỏa dày đặc. Quá trình này đã biến sao Hỏa thành thế giới khô, lạnh cho tới bây giờ, diễn ra cách đây khoảng 3,7 tỷ năm trước.
|
Nguồn ảnh: phys. |
"Nếu sao Hỏa có sự sống vào 4 tỷ năm trước, thì nó vẫn có sự sống ở hiện tại”, Michael Finney, đồng sáng lập The Genome Partnership chia sẻ.
"Vì vậy, nếu có sự sống trên sao Hỏa, mọi thứ vẫn ở đó nhưng tồn tại một cách bí ẩn hơn không thể nhìn thấy bằng mắt thường".
Một trong những nơi ẩn náu hứa hẹn nhất là dưới lòng đất sao Hỏa . Mặc dù bề mặt Hành tinh Đỏ không có nước lỏng tuy nhiên vết tích các tầng nước ngầm gần đây đã được phát hiện trên sao Hỏa.
Bên cạnh đó, các nhà thám hiểm của NASA đã đo lường mêtan bên trong miệng núi lửa Gale rộng 96 dặm (154 km) qua hệ thống robot sáu bánh.
Hệ thống này cũng xác định rằng nồng độ metan cao trong miệng núi lửa và nồng độ này biến đổi chu kỳ theo mùa.
Hơn 90% khí mê-tan trong khí quyển của Trái đất được sản xuất bởi các vi khuẩn và các sinh vật khác, vì vậy sự biến đổi nồng độ mê tan trên núi lửa sao Hỏa cũng có thể do vi sinh vật tiềm ẩn tạo ra.
Mời quý vị xem video: Đâu mới thực sự là ngôi sao lớn nhất vũ trụ? - Thư Viện Thiên Văn