Nam Đại Dương bao quanh Nam Cực, vô cùng lạnh giá và lẽ ra rất hiếm thực vật phù du, nhưng những tác động từ việc con người làm ô nhiễm và "đun nóng" đại dương đã tạo nên cú thúc đẩy sự sống chưa từng có.Nhà hải dương học vùng cực Christopher Horvart từ Trường Đại học Auckland (New Zealand) cho biết gần đây hầu như tất cả những vật trôi nổi giữa vùng băng biển rộng lớn đều gia tăng lượng thực vật phù du bám bên dưới.Họ còn quan sát thấy sự nở hoa đáng kể, vốn là những đóa hoa tử thần bởi tảo nở hoa thường giải phóng ra chất độc hại đối với nhiều sinh vật khác cũng như ngốn cạn oxy của vùng nước, khiến các động vật lẽ ra sinh sống trong môi trường đó phải bị diệt vong hoặc di cư bất đắc dĩ, điều cũng sẽ dẫn đến sự thu hẹp quần thể.Phát hiện này đến từ 2.197 lần lặn dưới băng của 51 thiết bị thám sát từ năm 2014 đến 2021, từ đó đưa đến 79 chuỗi phép đo chi tiết, chỉ ra hiện có tới 50% hoặc hơn diện tích dưới băng ở Nam Cực đang có các yếu tố hỗ trợ sự nở hoa dưới băng.Băng biển Nam Băng Dương vốn gồm các tảng băng rời rạc và ngày một rời rạc, ánh sáng có thể xuyên qua với lượng nhỏ nhưng cũng đủ để sự sống quang hợp.Ở những nơi nước biển chiếm lĩnh thay cho băng giá ngày xưa, 88% các chuỗi phép đo đã cho thấy sự gia tăng của sinh vật phù du ngay trước bất kỳ sự rút lui theo mùa nào của băng biển.Tuy điều này có thể kéo theo một quần thể sinh vật biển sống nhờ sinh vật phù du phát triển mạnh, nhưng cũng khiến nhiều quần thể khác gặp khó khăn. Hơn hết, sự thay đổi đáng sợ này cho thấy cách con người đã biến đổi Trái Đất bởi các hành động gây biến đổi khí hậu. Đó là một lời cảnh báo.Nam Đại Dương còn gọi là Nam Băng Dương là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới, nhìn chung nó nằm ở phía nam vĩ tuyến 60°S và bao quanh châu Nam Cực.Với chiều rộng 20,3 triệu km2, tương đương với diện tích của Nga và Ấn Độ cộng lại. Bờ biển kéo dài gần 18.000 km - Đây là đại dương lớn thứ tư trong số năm đại dương trên Trái Đất, lớn hơn Bắc Băng Dương và nhỏ hơn Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.Nam Đại Dương là mái nhà quan trọng của các hệ sinh thái biển và là trung tâm Nam bán cầu. Đại dương này bao quanh Nam Cực, trải rộng từ đường bờ biển của châu lục này đến 60 độ vĩ nam, không gồm eo biển Drake và biển Scotia.Ranh giới 60 độ vĩ nam của Nam Đại Dương gần trùng với ranh giới của Hải lưu Vòng Nam Cực (ACC). ACC, ước tính khoảng 34 triệu năm tuổi, mang đến dòng nước lạnh và ít mặn hơn so với phần phía bắc. ACC giúp hệ sinh thái Nam Đại Dương trở nên khác biệt, cung cấp môi trường sống độc đáo cho hàng nghìn loài sinh vật.ACC cũng đóng vai trò quan trọng với khí hậu Trái Đất. Trải dài từ bề mặt xuống tới đáy đại dương, hải lưu này vận chuyển nhiều nước hơn bất kỳ dòng hải lưu nào khác.>>>Xem thêm video: Kinh ngạc loài sứa tí hon có thể "hồi xuân". Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.
Nam Đại Dương bao quanh Nam Cực, vô cùng lạnh giá và lẽ ra rất hiếm thực vật phù du, nhưng những tác động từ việc con người làm ô nhiễm và "đun nóng" đại dương đã tạo nên cú thúc đẩy sự sống chưa từng có.
Nhà hải dương học vùng cực Christopher Horvart từ Trường Đại học Auckland (New Zealand) cho biết gần đây hầu như tất cả những vật trôi nổi giữa vùng băng biển rộng lớn đều gia tăng lượng thực vật phù du bám bên dưới.
Họ còn quan sát thấy sự nở hoa đáng kể, vốn là những đóa hoa tử thần bởi tảo nở hoa thường giải phóng ra chất độc hại đối với nhiều sinh vật khác cũng như ngốn cạn oxy của vùng nước, khiến các động vật lẽ ra sinh sống trong môi trường đó phải bị diệt vong hoặc di cư bất đắc dĩ, điều cũng sẽ dẫn đến sự thu hẹp quần thể.
Phát hiện này đến từ 2.197 lần lặn dưới băng của 51 thiết bị thám sát từ năm 2014 đến 2021, từ đó đưa đến 79 chuỗi phép đo chi tiết, chỉ ra hiện có tới 50% hoặc hơn diện tích dưới băng ở Nam Cực đang có các yếu tố hỗ trợ sự nở hoa dưới băng.
Băng biển Nam Băng Dương vốn gồm các tảng băng rời rạc và ngày một rời rạc, ánh sáng có thể xuyên qua với lượng nhỏ nhưng cũng đủ để sự sống quang hợp.
Ở những nơi nước biển chiếm lĩnh thay cho băng giá ngày xưa, 88% các chuỗi phép đo đã cho thấy sự gia tăng của sinh vật phù du ngay trước bất kỳ sự rút lui theo mùa nào của băng biển.
Tuy điều này có thể kéo theo một quần thể sinh vật biển sống nhờ sinh vật phù du phát triển mạnh, nhưng cũng khiến nhiều quần thể khác gặp khó khăn. Hơn hết, sự thay đổi đáng sợ này cho thấy cách con người đã biến đổi Trái Đất bởi các hành động gây biến đổi khí hậu. Đó là một lời cảnh báo.
Nam Đại Dương còn gọi là Nam Băng Dương là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới, nhìn chung nó nằm ở phía nam vĩ tuyến 60°S và bao quanh châu Nam Cực.
Với chiều rộng 20,3 triệu km2, tương đương với diện tích của Nga và Ấn Độ cộng lại. Bờ biển kéo dài gần 18.000 km - Đây là đại dương lớn thứ tư trong số năm đại dương trên Trái Đất, lớn hơn Bắc Băng Dương và nhỏ hơn Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
Nam Đại Dương là mái nhà quan trọng của các hệ sinh thái biển và là trung tâm Nam bán cầu. Đại dương này bao quanh Nam Cực, trải rộng từ đường bờ biển của châu lục này đến 60 độ vĩ nam, không gồm eo biển Drake và biển Scotia.
Ranh giới 60 độ vĩ nam của Nam Đại Dương gần trùng với ranh giới của Hải lưu Vòng Nam Cực (ACC). ACC, ước tính khoảng 34 triệu năm tuổi, mang đến dòng nước lạnh và ít mặn hơn so với phần phía bắc. ACC giúp hệ sinh thái Nam Đại Dương trở nên khác biệt, cung cấp môi trường sống độc đáo cho hàng nghìn loài sinh vật.
ACC cũng đóng vai trò quan trọng với khí hậu Trái Đất. Trải dài từ bề mặt xuống tới đáy đại dương, hải lưu này vận chuyển nhiều nước hơn bất kỳ dòng hải lưu nào khác.
>>>Xem thêm video: Kinh ngạc loài sứa tí hon có thể "hồi xuân". Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.