Thằn lằn giun đốm (Amphisbaena fuliginosa) dài 45 cm, sinh sống ở rừng mưa Nam Mỹ. Loài thằn lằn không chân này đào bới thảm lá rụng để tìm con mồi là các động vật không xương sống. Chúng ngoi lên mặt đất trong những trận mưa lớn.Thằn lằn giun châu Âu (Blanus cinereus) dài 17 cm, được tìm thấy ở Tây Ban Nha và Morocco. Hiếm khi được nhìn thấy trên mặt đất, chúng sục sạo dưới thảm lá rụng để kiếm thức ăn, thường là kiến.Thằn lằn giun đầu tròn Lang (Chirindia langi) dài 30 cm, phân bố ở phía Nam châu Phi. Loài này đào bới trong đất lẫn cát để bắt mối. Nếu bị tóm, nó sẽ tự rụng đuôi để trốn thoát.Thằn lằn giun King (Amphisbaena kingii) dài 21 cm, được ghi nhận ở Argentina, Bolivia, Brazil và Uruguay. Tên "King" của chúng không có nghĩa là "vua" mà được đặt theo tên nhà du hành Philip Parker King (1791-1856).Thằn lằn rắn chậm (Anguis fragilis) dài 1,2 mét, sống ở những sinh cảnh có thực vật ở châu Âu. Chúng thích chui vào các đống phân để kiếm mồi là các loại dòi bọ.Thằn lằn thủy tinh châu Âu (Pseudopus apodus) dài 48 cm, phân bố ở các sinh cảnh khô hạn phía Nam châu Âu. Chúng hoạt động ban ngày, chuyên săn côn trùng và các loài thằn lằn nhỏ.Thằn lằn chân mấu Fraser (Delma fraseri) dài 12 cm, phân bố ở lục địa Australia. Là kẻ chuyên săn côn trùng, loài này sống trong các đồng cỏ chông. Chúng thích nghi tốt với việc phải di chuyển qua các phiến cỏ cứng.Thằn lằn chân chồi (Pygopus lepidopodus) dài 21 cm, phổ biến ở Australia. Loài thằn thằn hay bị nhầm với rắn này hoạt động ban ngày, chuyên săn côn trùng và nhện sống trong hang.Thằn lằn chân mấu Burton (Lialis burtonis) dài 60 cm, là loài bò sát bản địa Australia. Chúng có thân hình thon dài, mõm nhọn để tóm thằn lằn bóng và nuốt chửng con mồi này.Thằn lằn bóng Percival (Acontias percivali) dài 30 cm, là một loài bò sát không chân phân bố ở châu Phi. Chúng chui luồn qua lớp lá mục để săn mồi là những động vật không xương sống nhỏ. Loài này không đẻ trứng mà đẻ con.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Thằn lằn giun đốm (Amphisbaena fuliginosa) dài 45 cm, sinh sống ở rừng mưa Nam Mỹ. Loài thằn lằn không chân này đào bới thảm lá rụng để tìm con mồi là các động vật không xương sống. Chúng ngoi lên mặt đất trong những trận mưa lớn.
Thằn lằn giun châu Âu (Blanus cinereus) dài 17 cm, được tìm thấy ở Tây Ban Nha và Morocco. Hiếm khi được nhìn thấy trên mặt đất, chúng sục sạo dưới thảm lá rụng để kiếm thức ăn, thường là kiến.
Thằn lằn giun đầu tròn Lang (Chirindia langi) dài 30 cm, phân bố ở phía Nam châu Phi. Loài này đào bới trong đất lẫn cát để bắt mối. Nếu bị tóm, nó sẽ tự rụng đuôi để trốn thoát.
Thằn lằn giun King (Amphisbaena kingii) dài 21 cm, được ghi nhận ở Argentina, Bolivia, Brazil và Uruguay. Tên "King" của chúng không có nghĩa là "vua" mà được đặt theo tên nhà du hành Philip Parker King (1791-1856).
Thằn lằn rắn chậm (Anguis fragilis) dài 1,2 mét, sống ở những sinh cảnh có thực vật ở châu Âu. Chúng thích chui vào các đống phân để kiếm mồi là các loại dòi bọ.
Thằn lằn thủy tinh châu Âu (Pseudopus apodus) dài 48 cm, phân bố ở các sinh cảnh khô hạn phía Nam châu Âu. Chúng hoạt động ban ngày, chuyên săn côn trùng và các loài thằn lằn nhỏ.
Thằn lằn chân mấu Fraser (Delma fraseri) dài 12 cm, phân bố ở lục địa Australia. Là kẻ chuyên săn côn trùng, loài này sống trong các đồng cỏ chông. Chúng thích nghi tốt với việc phải di chuyển qua các phiến cỏ cứng.
Thằn lằn chân chồi (Pygopus lepidopodus) dài 21 cm, phổ biến ở Australia. Loài thằn thằn hay bị nhầm với rắn này hoạt động ban ngày, chuyên săn côn trùng và nhện sống trong hang.
Thằn lằn chân mấu Burton (Lialis burtonis) dài 60 cm, là loài bò sát bản địa Australia. Chúng có thân hình thon dài, mõm nhọn để tóm thằn lằn bóng và nuốt chửng con mồi này.
Thằn lằn bóng Percival (Acontias percivali) dài 30 cm, là một loài bò sát không chân phân bố ở châu Phi. Chúng chui luồn qua lớp lá mục để săn mồi là những động vật không xương sống nhỏ. Loài này không đẻ trứng mà đẻ con.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.