Các nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu sông băng ở Na Uy phát hiện vũ khí và lều ẩn nấp của thợ săn trên núi Sandgrovskaret. Nhóm chuyên gia tìm thấy 5 mũi tên cổ đại, 3 trong số đó có niên đại lên tới 1.700 năm. Họ cũng phát hiện 40 lều săn bằng đá giúp thợ săn ẩn nấp những chú tuần lộc."Khi tuần lộc tới gần trong khoảng 10 - 20 m, thợ săn sẽ đứng dậy và bắt đầu bắn tên", Lars Pilo, đồng giám đốc Chương trình Khảo cổ Sông băng và là nhà khảo cổ tại Sở Di sản Văn hóa, Hội đồng Hạt Innlandet, Na Uy, cho biết.Trong nhiều năm, Pilo cùng đồng nghiệp đã tìm kiếm hiện vật lộ ra khi các sông băng tan chảy trên núi. Họ tìm thấy bãi săn này vào năm 2013 nhưng không thể quay lại để thực hiện một cuộc khảo sát lớn và có hệ thống cho đến năm 2018."Nhiều nơi đang tan chảy do biến đổi khí hậu và chúng tôi phải ưu tiên các địa điểm khác khi thời gian có hạn để nghiên cứu thực địa khảo cổ sông băng", Pilo giải thích.Trong 5 mũi tên, có 3 chiếc vẫn giữ được phần đầu bằng sắt. Theo phân tích về hình dạng của các đầu mũi tên, chúng có thể tồn tại từ năm 300 đến năm 600.Một trong 3 đầu mũi tên sắt thuộc loại hiếm, chưa từng được tìm thấy trong băng và cũng gần như không xuất hiện trong những ngôi mộ ở vùng đất thấp. Hai mũi tên còn lại (không có đầu sắt) tồn tại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên.Các thợ săn tuần lộc mang theo số vũ khí trên có thể đã trốn trong những lều săn gần đó. Tuần lộc rất cảnh giác nên thợ săn phải ẩn mình để tiếp cận được trong tầm bắn. Mũi tên không thể bay quá 20 m. Vì thế, họ cần vị trí ẩn náu tốt. Nếu không có, họ sẽ tự xây dựng.Tuy nhiên, các thợ săn không sống trên ngọn núi cao 1.900 m. "Nhiều khả năng họ sống dưới thung lũng nhưng có những căn cứ săn bắn lớn trên núi cao", Espen Finstad, một nhà khảo cổ học sông băng, nhận định.Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 77 mảnh sừng và xương tuần lộc, 32 chiếc cọc dùng để chôn dưới đất giống như hàng rào, dẫn tuần lộc đi về phía các cung thủ chờ sẵn, theo Pilo. Số cọc này tồn tại từ năm 200 đến năm 1000, trong thời kỳ Đồ Sắt.Pilo cùng đồng nghiệp dự định tiếp tục khảo sát những ngọn núi xung quanh có băng tan.Một nghiên cứu mới cho thấy tổng diện tích sông băng ở Na Uy đã giảm 14% so với số liệu đo đạc trong giai đoạn năm 1999 - 2006, theo thông báo hồi tháng 2 của Cơ quan Quản lý Tài nguyên Nước và Năng lượng Na Uy (NVE).
Các nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu sông băng ở Na Uy phát hiện vũ khí và lều ẩn nấp của thợ săn trên núi Sandgrovskaret. Nhóm chuyên gia tìm thấy 5 mũi tên cổ đại, 3 trong số đó có niên đại lên tới 1.700 năm. Họ cũng phát hiện 40 lều săn bằng đá giúp thợ săn ẩn nấp những chú tuần lộc.
"Khi tuần lộc tới gần trong khoảng 10 - 20 m, thợ săn sẽ đứng dậy và bắt đầu bắn tên", Lars Pilo, đồng giám đốc Chương trình Khảo cổ Sông băng và là nhà khảo cổ tại Sở Di sản Văn hóa, Hội đồng Hạt Innlandet, Na Uy, cho biết.
Trong nhiều năm, Pilo cùng đồng nghiệp đã tìm kiếm hiện vật lộ ra khi các sông băng tan chảy trên núi. Họ tìm thấy bãi săn này vào năm 2013 nhưng không thể quay lại để thực hiện một cuộc khảo sát lớn và có hệ thống cho đến năm 2018.
"Nhiều nơi đang tan chảy do biến đổi khí hậu và chúng tôi phải ưu tiên các địa điểm khác khi thời gian có hạn để nghiên cứu thực địa khảo cổ sông băng", Pilo giải thích.
Trong 5 mũi tên, có 3 chiếc vẫn giữ được phần đầu bằng sắt. Theo phân tích về hình dạng của các đầu mũi tên, chúng có thể tồn tại từ năm 300 đến năm 600.
Một trong 3 đầu mũi tên sắt thuộc loại hiếm, chưa từng được tìm thấy trong băng và cũng gần như không xuất hiện trong những ngôi mộ ở vùng đất thấp. Hai mũi tên còn lại (không có đầu sắt) tồn tại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên.
Các thợ săn tuần lộc mang theo số vũ khí trên có thể đã trốn trong những lều săn gần đó. Tuần lộc rất cảnh giác nên thợ săn phải ẩn mình để tiếp cận được trong tầm bắn. Mũi tên không thể bay quá 20 m. Vì thế, họ cần vị trí ẩn náu tốt. Nếu không có, họ sẽ tự xây dựng.
Tuy nhiên, các thợ săn không sống trên ngọn núi cao 1.900 m. "Nhiều khả năng họ sống dưới thung lũng nhưng có những căn cứ săn bắn lớn trên núi cao", Espen Finstad, một nhà khảo cổ học sông băng, nhận định.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 77 mảnh sừng và xương tuần lộc, 32 chiếc cọc dùng để chôn dưới đất giống như hàng rào, dẫn tuần lộc đi về phía các cung thủ chờ sẵn, theo Pilo. Số cọc này tồn tại từ năm 200 đến năm 1000, trong thời kỳ Đồ Sắt.
Pilo cùng đồng nghiệp dự định tiếp tục khảo sát những ngọn núi xung quanh có băng tan.
Một nghiên cứu mới cho thấy tổng diện tích sông băng ở Na Uy đã giảm 14% so với số liệu đo đạc trong giai đoạn năm 1999 - 2006, theo thông báo hồi tháng 2 của Cơ quan Quản lý Tài nguyên Nước và Năng lượng Na Uy (NVE).