Chế độ ban đêm (Dark Mode)
|
Vượt trội hơn: Apple
|
Chế độ ban đêm (Dark Mode) đang là một trong những tính năng được nhiều hãng công nghệ quan tâm bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm thời lượng pin mà còn bảo vệ thị lực của người dùng khi sử dụng máy trong bóng tối. Google đưa Dark Mode vào Android Pie, thế nhưng chúng không được áp dụng một cách đồng bộ. Ở các phiên bản beta của Android Q, chế độ ban đêm đã được Google trải rộng ra nhiều giao diện người dùng hơn. Thế nhưng một số ứng dụng di động của Google như Gmail hay Chrome hiện giờ vẫn chưa có chế độ này.
Về phần mình, Apple dường như lại làm tốt hơn. Với kinh nghiệm triển khai chế độ ban đêm trước đó trên MacOS Mojave vào năm 2018. Ở iOS 13, Apple mang chế độ ban đêm tới các thiết bị di động của mình. Tại sự kiện WWDC 2019 vừa diễn ra, Apple đã liệt kê đầy đủ những giao diện sẽ áp dụng chế độ ban đêm và nó khá hoàn thiện - từ màn hình nền, widget, thông báo cho tới các ứng dụng như Calendar hay Messages.
Chụp, chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh
|
Vượt trội hơn: Android Q
|
Google Photos mang đến cho người dùng gần như tất cả những gì họ muốn trong một dịch vụ hình ảnh. Nó kết hợp khả năng sao lưu và chia sẻ hình ảnh với những công cụ biên tập cực kì mạnh mẽ và dễ dùng. Dịch vụ này có dung lượng lưu trữ trực tuyến miễn phí là 15 GB.
Apple Photos cũng có nhiều công cụ biên tập hấp dẫn và trong iOS 13, ứng dụng này thậm chí còn có thêm cả khả năng điều chỉnh mức độ ảnh sáng trong những tấm hình chụp chân dung với một thanh trượt. Apple Photos cũng xuất sắc trong việc nhận diện khuôn mặt, vật thể hay cảnh vật để giúp người dùng sắp xếp hình ảnh. Dù vậy, rất nhiều tính năng này chỉ dành riêng cho người dùng Apple. Đồng thời, dung lượng lưu trữ miễn phí cũng chỉ dừng lại ở 5 GB.
Chạy ứng dụng di động trên các thiết bị khác
|
Vượt trội hơn: iOS 13 (và macOS)
|
Tại hội thảo dành cho giới lập trình hồi năm ngoái, Apple nói sẽ bắt đầu chuyển một số ứng dụng iOS của mình lên macOS sử dụng một công cụ có tên Projact Marzipan (hiện có tên chính thức là Project Catalyst.) Tuần này, Apple nói thêm rằng hãng này sẽ bắt đầu cho phép các nhà phát triển ứng dụng trên iPad OS đưa ứng dụng iPad lên máy tính Mac.
Google cũng chi phép các nhà phát triển ứng dụng chuyển giao phần mềm của mình giữa các nền tảng bằng cách mang đến khả năng truy cập ứng dụng Android thông qua Google Play Store đối với người dùng Chromebooks. Điểm yếu của Chromebooks - yêu cầu kế nối Internet và không hỗ trợ Windows hay macOS - làm hạn chế bớt sự tiện dụng của khả năng này.
Chơi game: Arcade và Stadia
|
Vượt trội hơn: Tuỳ thuộc
|
Với Apple Arcade, người dùng có thể chơi game trên iPad, iPhone, Mac và Apple TV. Điểm thú vị là tại WWDC 2019, Apple nói Arcade còn hỗ trợ cả tay cầm Xbox One S và PlayStation DualShock 4.
Google cùng Stadia là dịch vụ streaming trò chơi và cho phép người dùng chơi chúng bất kì đâu có trình duyệt Chrome. Google Stadia sẽ hỗ trợ tay cầm điều khiển của riêng mình và các tay cầm điều khiển đến từ bên thứ ba.
Với cả hai dịch vụ đều không được ra mắt cho tới cuối năm nay, vẫn còn rất nhiều điều để nói khi so sánh hai cái tên này. Thế nhưng, dường như với những người thích chơi game console và kết nối Internet tốt, Stadia sẽ là lựa chọn tốt. Cùng lúc, Apple Arcade sẽ phù hợp hơn với người dùng thích trò chơi trên di động.
Messages và FaceTime (Apple) và Duo, Hangouts và Messages (Google)
|
Vượt trội hơn: iOS 13
|
Ở lĩnh vực nhắn tin và trò chuyện video, khó có đối thủ nào vượt qua được FaceTime và Messages của Apple với các cuộc trò chuyện được mã hoá từ đầu tới cuối. Việc trao đổi tin nhắn giữa các thiết bị iOS và macOS cũng cực kì mượt mà. Duo, Hangouts và Messages của Google cũng không tệ nhưng không mang đến một trải nghiệm ổn định như các ứng dụng của Google.
Google Assistant và Siri
|
Vượt trội hơn: Android Q
|
Apple là cái tên đi tiên phong trong lĩnh vực trợ lý bằng giọng nói với Siri vào năm 2011 thế nhưng Google Assistant cũng bắt kịp rất nhanh. Trong iOS 13, Siri có thêm một vài tính năng mới như giọng nói robot, tìm kiếm các ứng dụng watchOS trên Apple Watch, đọc và trả lời tin nhắn thông qua AirPods và stream các đài radio.
Thế nhưng Siri không được đánh giá cao bằng Google Assistant trong việc nhận diện và hiểu các giọng nói khác nhau. Đây là tính năng cơ bản và nằm ở trung tâm của vấn đề, thế nhung Google Assistant được tích hợp chặt chẽ vào tất cả mọi thứ bạn làm trên điện thoại của mình.
Bàn phím dạng lướt tay
|
Vượt trội hơn: Android Q
|
iOS 13 có một bàn phím dạng lướt tay trên iOS 13 trong khi đó Google cũng có một bàn phím tương tự mang tên Gboard cũng nhiều điểm nhấn như có nhiều giao diện khác nhau, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và tuỳ chọn chèn ảnh GIF dễ dàng.