Nhện biển (Pantopoda) được xem là một nhóm động vật cổ xưa và không có mối liên hệ gần gũi với bất kỳ nhóm động vật nào còn tồn tại trên Trái Đất. Sinh vật này có thể thuộc một nhánh động vật cổ xưa và không có quan hệ gần gũi với loài nhện hay bọ cạp.Một số loài nhện biển, chẳng hạn như loài Pycnogonum litorale, có khả năng tái tạo một bộ phận cơ thể bị cắt cụt một cách hoàn chỉnh.Chúng có thể tái tạo chẳng hạn một chi sau, bộ phận của ruột, cơ quan sinh sản, hoặc thậm chí là hậu môn. Khả năng này giúp chúng thoát khỏi kẻ săn mồi. "Siêu năng lực" này của chúng khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.Một điều đặc biệt về nhện biển là cách cơ hệ tuần hoàn của chúng hoạt động. Thay vì dùng tim, nhện biển sử dụng ruột để đẩy máu và ô-xy đến toàn bộ cơ thể.Nhà khoa học đã phát hiện chuyển động như sóng của chất lỏng chứa thức ăn và ô-xy trong đường ruột kéo dài từ chân đến trung tâm cơ thể.Nhện biển có một cấu trúc cơ thể độc đáo với 8 chân lớn, thân bé và một vòi để hút chất lỏng từ con mồi. Hầu hết các chức năng quan trọng của loài này diễn ra trong chân, chúng thậm chí còn sử dụng chân để giữ trứng.Nhện biển đã tồn tại khoảng 500 triệu năm, nghiên cứu về chúng có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự tiến hóa của hệ thống tuần hoàn ở nhiều loài động vật.Mời quý độc giả xem thêm video: Động vật được trao danh hiệu sinh vật chịu nóng tốt nhất thế giới.
Nhện biển (Pantopoda) được xem là một nhóm động vật cổ xưa và không có mối liên hệ gần gũi với bất kỳ nhóm động vật nào còn tồn tại trên Trái Đất.
Sinh vật này có thể thuộc một nhánh động vật cổ xưa và không có quan hệ gần gũi với loài nhện hay bọ cạp.
Một số loài nhện biển, chẳng hạn như loài Pycnogonum litorale, có khả năng tái tạo một bộ phận cơ thể bị cắt cụt một cách hoàn chỉnh.
Chúng có thể tái tạo chẳng hạn một chi sau, bộ phận của ruột, cơ quan sinh sản, hoặc thậm chí là hậu môn. Khả năng này giúp chúng thoát khỏi kẻ săn mồi. "Siêu năng lực" này của chúng khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.
Một điều đặc biệt về nhện biển là cách cơ hệ tuần hoàn của chúng hoạt động. Thay vì dùng tim, nhện biển sử dụng ruột để đẩy máu và ô-xy đến toàn bộ cơ thể.
Nhà khoa học đã phát hiện chuyển động như sóng của chất lỏng chứa thức ăn và ô-xy trong đường ruột kéo dài từ chân đến trung tâm cơ thể.
Nhện biển có một cấu trúc cơ thể độc đáo với 8 chân lớn, thân bé và một vòi để hút chất lỏng từ con mồi. Hầu hết các chức năng quan trọng của loài này diễn ra trong chân, chúng thậm chí còn sử dụng chân để giữ trứng.
Nhện biển đã tồn tại khoảng 500 triệu năm, nghiên cứu về chúng có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự tiến hóa của hệ thống tuần hoàn ở nhiều loài động vật.