Khoảng 10h30 ngày 7/3, nhân viên Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đã thấy 4 cá thể sếu đầu đỏ kiếm ăn tại phân khu A5. (Ảnh: TTXVN)Lãnh đạo nơi đây cho biết, thông thường khoảng tháng 12 năm trước tới hết tháng 4 năm sau là mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long, sếu đầu đỏ thường di cư tới Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tuy nhiên, hơn 2 năm trở lại đây, sếu đầu đỏ không còn xuất hiện tại vườn quốc gia này.Hiện, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi 24/24 tại bãi ăn khu A5 và các phân khu khác, nơi sếu từng kiếm ăn, để giám sát và có định hướng quản lý phù hợp.Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con sếu đầu đỏ trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. (Ảnh: Trường Sinh).Sếu đầu đỏ 3 năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất 1 năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo (Ảnh: Nguyễn Văn Hùng).Sếu đầu đỏ được phát hiện ở Tràm Chim vào năm 1985. Số lượng sếu ghi nhận được ở Tràm Chim có lúc hơn 1.000 cá thể. Từ đó đến cuối các năm 1990, Tràm Chim luôn là nơi có nhiều sếu đầu đỏ nhất trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông.Sự hiện diện của sếu đầu đỏ là một trong những lý do quan trọng cho việc hình thành khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim, tiền thân của Vườn quốc gia Tràm Chim ngày nay.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm, chủ yếu do môi trường sinh thái ở vườn thay đổi; nước lũ về ít, không rửa trôi được các bả thực bì, đồng thời giảm lượng thủy sản là thức ăn chính của chim...(Ảnh: Tiền Phong).Dự kiến, hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ được phục hồi thông qua việc điều tiết nước hợp lý và áp dụng các biện pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm phục vụ môi trường sinh sống của sếu đầu đỏ.Những con sếu đầu đỏ đi tiền trạm, khảo sát trước khi cả đàn quyết định về ở hẳn tại Tràm Chim đến hết mùa di cư. Video: Vườn Quốc gia Tràm Chim
Khoảng 10h30 ngày 7/3, nhân viên Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đã thấy 4 cá thể sếu đầu đỏ kiếm ăn tại phân khu A5. (Ảnh: TTXVN)
Lãnh đạo nơi đây cho biết, thông thường khoảng tháng 12 năm trước tới hết tháng 4 năm sau là mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long, sếu đầu đỏ thường di cư tới Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tuy nhiên, hơn 2 năm trở lại đây, sếu đầu đỏ không còn xuất hiện tại vườn quốc gia này.
Hiện, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi 24/24 tại bãi ăn khu A5 và các phân khu khác, nơi sếu từng kiếm ăn, để giám sát và có định hướng quản lý phù hợp.
Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con sếu đầu đỏ trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. (Ảnh: Trường Sinh).
Sếu đầu đỏ 3 năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất 1 năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo (Ảnh: Nguyễn Văn Hùng).
Sếu đầu đỏ được phát hiện ở Tràm Chim vào năm 1985. Số lượng sếu ghi nhận được ở Tràm Chim có lúc hơn 1.000 cá thể. Từ đó đến cuối các năm 1990, Tràm Chim luôn là nơi có nhiều sếu đầu đỏ nhất trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông.
Sự hiện diện của sếu đầu đỏ là một trong những lý do quan trọng cho việc hình thành khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim, tiền thân của Vườn quốc gia Tràm Chim ngày nay.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm, chủ yếu do môi trường sinh thái ở vườn thay đổi; nước lũ về ít, không rửa trôi được các bả thực bì, đồng thời giảm lượng thủy sản là thức ăn chính của chim...(Ảnh: Tiền Phong).
Dự kiến, hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ được phục hồi thông qua việc điều tiết nước hợp lý và áp dụng các biện pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm phục vụ môi trường sinh sống của sếu đầu đỏ.
Những con sếu đầu đỏ đi tiền trạm, khảo sát trước khi cả đàn quyết định về ở hẳn tại Tràm Chim đến hết mùa di cư. Video: Vườn Quốc gia Tràm Chim