Sao Hỏa thường xuyên trút xuống Trái Đất các mảnh thiên thạch, điều này có nguồn gốc từ sự "xui xẻo" khi hành tinh đỏ cũng bị bắn phá thường xuyên, tạo ra ít nhất 200 vụ va chạm lớn mỗi năm.Để giải thích hiện tượng này, nhóm nhà khoa học từ nhiều tổ chức uy tín như Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Các trường Đại học Scotland, Đại học Glasgow, và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London đã thu thập hàng loạt "thiên thạch Sao Hỏa" và chỉ ra một mô hình tác động kỳ lạ.Hầu hết các thiên thạch Sao Hỏa đều là đá "trẻ", có niên đại chỉ vài trăm triệu năm. Điều này không nhất thiết phản ánh đúng độ tuổi của chúng, khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên.Các nhà khoa học đã phát hiện rằng, va chạm mạnh đã làm vỡ bề mặt Sao Hỏa, "khai quật" lớp đá trẻ hơn từ bên dưới, đẩy chúng vào không gian và cuối cùng bắn đến Trái Đất.Điều này chỉ có thể giải thích bằng cách Sao Hỏa vẫn đang hoạt động núi lửa dưới bề mặt, giữ cho đá trẻ được "đào sâu" và bị bắn ra.Các mẫu thiên thạch Sao Hỏa, đặc biệt là shergottite, cho thấy dấu hiệu của hoạt động núi lửa và đều có niên đại từ 160 - 540 triệu năm tuổi.Sóng địa chấn kỳ lạ ghi nhận trước đó cũng phản ánh hoạt động núi lửa ngầm trên Sao Hỏa.Phát hiện này mở ra khả năng bên trong Sao Hỏa vẫn còn hoạt động với núi lửa và cơn động đất nhỏ, tạo thêm hy vọng cho các nỗ lực tìm kiếm dấu vết của sự sống trên hành tinh đỏ.Mời quý độc giả xem thêm video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.
Sao Hỏa thường xuyên trút xuống Trái Đất các mảnh thiên thạch, điều này có nguồn gốc từ sự "xui xẻo" khi hành tinh đỏ cũng bị bắn phá thường xuyên, tạo ra ít nhất 200 vụ va chạm lớn mỗi năm.
Để giải thích hiện tượng này, nhóm nhà khoa học từ nhiều tổ chức uy tín như Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Các trường Đại học Scotland, Đại học Glasgow, và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London đã thu thập hàng loạt "thiên thạch Sao Hỏa" và chỉ ra một mô hình tác động kỳ lạ.
Hầu hết các thiên thạch Sao Hỏa đều là đá "trẻ", có niên đại chỉ vài trăm triệu năm. Điều này không nhất thiết phản ánh đúng độ tuổi của chúng, khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên.
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng, va chạm mạnh đã làm vỡ bề mặt Sao Hỏa, "khai quật" lớp đá trẻ hơn từ bên dưới, đẩy chúng vào không gian và cuối cùng bắn đến Trái Đất.
Điều này chỉ có thể giải thích bằng cách Sao Hỏa vẫn đang hoạt động núi lửa dưới bề mặt, giữ cho đá trẻ được "đào sâu" và bị bắn ra.
Các mẫu thiên thạch Sao Hỏa, đặc biệt là shergottite, cho thấy dấu hiệu của hoạt động núi lửa và đều có niên đại từ 160 - 540 triệu năm tuổi.
Sóng địa chấn kỳ lạ ghi nhận trước đó cũng phản ánh hoạt động núi lửa ngầm trên Sao Hỏa.
Phát hiện này mở ra khả năng bên trong Sao Hỏa vẫn còn hoạt động với núi lửa và cơn động đất nhỏ, tạo thêm hy vọng cho các nỗ lực tìm kiếm dấu vết của sự sống trên hành tinh đỏ.