Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi và sử dụng chúng với tần suất liên tục đã trở thành thói quen của đại đa số người. Do đó, smartphone cũng dễ trở nên bẩn và tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bặm hơn.
Điều này bắt buộc chúng ta phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ thiết bị để giữ gìn vệ sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sịnh smartphone đúng cách. Dưới đây là 9 sai lầm cố hữu trong quá trình mọi người lau chùi điện thoại.
1. Dùng khăn giấy
Sử dụng khăn giấy để vệ sinh bàn làm việc của bạn là một việc nên làm, tuy nhiên nếu sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch điện thoại thì bạn phải suy nghĩ lại. Bởi vì, khăn giấy có thể để lại vết xước trên màn hình của bạn, thậm chí màn hình thiết bị của bạn có thể bị nứt nhiều hơn nếu sử dụng khăn giấy để làm sạch vết nứt trước đó.
2. Nước lau kính
Sử dụng nước lau kính để làm sạch kính cửa sổ, cửa thông hành,… giúp vết bám trên bề mặt kính có thể nhanh chóng được làm sạch. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng sử dụng chúng để làm sạch màn hình smartphone. Cụ thể, màn hình smartphone hiện nay hầu như đều được phủ một lớp chống trầy xước. Việc sử dụng chất tẩy rửa mạnh như nước lau kính có thể khiến màn hình smartphone của bạn bị mất đi lớp bảo vệ này và khiến chúng dễ bị trầy hơn.
James LeBeau, phó giáo sư khoa học và kỹ thuật vật liệu tại MIT khẳng định, bất kỳ chất tẩy rửa nào có tác nhân mài mòn đều có khả năng làm trầy xước bề mặt smartphone.
3. Các chất tẩy rửa khác
Bên cạnh nước lau kính, LeBeau cũng lưu ý người dùng không nên sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa nào khác để làm sạch màn hình nếu không muốn mất đi lớp phủ bảo vệ. Trước đó, Apple cũng từng khuyến nghị người dùng không sử dụng các sản phẩm làm sạch để làm sạch smartphone.
4. Nước tẩy trang
Một số loại nước tẩy trang hiện nay có thành phần hóa chất có thể gây hư hại cho màn hình điện tử. Do đó, LeBeau cũng khuyến nghị bạn nên tránh xa các loại nước tẩy trang và thay vào đó hãy sử dụng một miếng vải mềm với một chút nước.
5. Sử dụng cồn
Cũng không như những chất tẩy rửa kể trên, dung dịch cồn cũng có thể khiến lớp phủ bảo vệ trên điện thoại bị bào mòn nhanh hơn theo thời gian, khiến điện thoại của bạn dễ bị trầy xước hơn. Trong trường hợp muốn sử dụng cồn để làm sạch vết bẩn cứng đầu trên điện thoại, hãy đảm bảo bạn kiểm tra nồng độ cồn trong thành phần sản phẩm “an toàn để sử dụng”.
6. Thổi vào điện thoại
Nhìn vậy thôi chứ điện thoại của bạn rất “mỏng manh”, do đó, việc thổi một lượng không khí cực mạnh vào các cổng kết nối của thiết bị có thể gây ra một số thiệt hại, đặc biệt là micro. Cũng vì lý do này mà các công ty công nghệ, như Apple, đặc biệt cảnh báo người dùng không thổi vào thiết bị để làm sạch chúng.
7. Xà phòng hoặc nước rửa tay
Xà phòng hoặc nước rửa tay có thể thân thiện với làn da của bạn nhưng với màn hình smartphone thì không. Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải dùng chúng để làm sạch bề mặt điện thoại, hãy pha loãng dung dịch với lượng lớn nước. Lưu ý, hầu hết các công ty sản xuất smartphone đều đề nghị giữ nước hay các dung dịch tránh xa điện thoại của bạn, vì thế, hãy thấm nước hoặc dung dịch vào một miếng vải ẩm rồi mới lau qua smartphone.
8. Giấm
Trên internet hiện nay có nhiều mẹo sử dụng giấm pha loãng để làm sạch điện thoại của bạn. Tuy nhiên, tờ Android Central cho biết đây là thông tin không chính xác, do đó đừng bao giờ sử dụng giấm trên lên các bộ phận thủy tinh của điện thoại do nó có thể ảnh hưởng đến lớp phủ oleophobic (lớp phủ có tác dụng hạn chế bám bẩn, mồ hôi dấu vân tay và tăng tính cường lực.). Tuy nhiên, Android Central cho biết bạn có thể sử dụng giấm để làm sạch các bộ phận khác của điện thoại, như mặt sau và lưu ý pha 50/50 với nước cất.
9. Khăn lau khử trùng
Ngay cả cảnh báo trên hộp đựng khăn cũng yêu cầu bạn rửa sạch tay sau khi sử dụng, do đó ý tưởng sử dụng chúng để làm sạch thứ gì đó không phải là một ý tưởng tuyệt vời. Theo LeBeau, những loại khăn lau này thường chứa cồn sẽ loại bỏ lớp phủ oleophobic và khả năng kháng nước (không thấm nước) trên thiết bị.