Dế nham thạch, tên khoa học là Caconemobius fori, là 1 trong 15 phân loài của Caconemobius, nhà dế sống rải rác theo bờ Thái Bình Dương và trong quần đảo Hawaii.Trong khi hầu hết các phân loài dế Caconemobius đều có thể được tìm thấy dưới các tảng đá trên các bãi biển, thì Caconemobius fori chỉ xuất hiện đột ngột sau các vụ phun trào núi lửa không lâu.Khi dung nham núi lửa vừa nguội, những con dế kỳ lạ này sẽ xuất hiện. Cũng chính bởi vì sự xuất hiện ly kỳ này, chúng được gọi là dế nham thạch.Đặc biệt, khi những mầm sống đầu tiên xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, dế nham thạch sẽ lại biến mất, không để lại bất cứ dấu vết nào, giống như chúng chưa từng tồn tại.Bởi sự thoắt ẩn thoắt hiện của dế nham thạch, đến tận năm 1978, loài dế sống trong các cánh đồng nham thạch nguội mới được các nhà khoa học phát hiện, xác nhận và đặt tên.Theo thông tin đăng tải, dế nham thạch cần mẫn gặm xác thực vật khô nát bị gió cuốn vào, mắc kẹt trong các khe dung nham và uống bọt biển. Thứ bọt biển này chứa một hợp chất protein là albumen, cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho dế nham thạch sinh trưởng.Các nhà khoa học cũng cho biết, không giống với những loài dế khác, dế nham thạch không hề có cánh, chúng không thể bay và cũng không gáy để hấp dẫn bạn tình.Tuy vậy khi đã có đôi có cặp, dế nham thạch sẽ giao phối rất rùng rợn. Để giao phối, con đực gần như đánh đổi cả tính mạng của mình.Trong lúc giao phối, dế cái sẽ cắn và chân con đực, thong thả hút dịch dinh dưỡng từ bạn tình. Sau một lần giao phối, dế đực có thể mất từ 3 - 8% trọng lượng cơ thể.Trong điều kiện sinh tồn khắc nghiệt, đây thực sự là một "lần chơi lớn" của dế nham thạch đực. Mời quý vị xem video: Thợ lặn hãi hùng vì sinh vật như bao cao su khổng lồ xuất hiện trước mặt. Nguồn video: Dailymail
Dế nham thạch, tên khoa học là Caconemobius fori, là 1 trong 15 phân loài của Caconemobius, nhà dế sống rải rác theo bờ Thái Bình Dương và trong quần đảo Hawaii.
Trong khi hầu hết các phân loài dế Caconemobius đều có thể được tìm thấy dưới các tảng đá trên các bãi biển, thì Caconemobius fori chỉ xuất hiện đột ngột sau các vụ phun trào núi lửa không lâu.
Khi dung nham núi lửa vừa nguội, những con dế kỳ lạ này sẽ xuất hiện. Cũng chính bởi vì sự xuất hiện ly kỳ này, chúng được gọi là dế nham thạch.
Đặc biệt, khi những mầm sống đầu tiên xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, dế nham thạch sẽ lại biến mất, không để lại bất cứ dấu vết nào, giống như chúng chưa từng tồn tại.
Bởi sự thoắt ẩn thoắt hiện của dế nham thạch, đến tận năm 1978, loài dế sống trong các cánh đồng nham thạch nguội mới được các nhà khoa học phát hiện, xác nhận và đặt tên.
Theo thông tin đăng tải, dế nham thạch cần mẫn gặm xác thực vật khô nát bị gió cuốn vào, mắc kẹt trong các khe dung nham và uống bọt biển. Thứ bọt biển này chứa một hợp chất protein là albumen, cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho dế nham thạch sinh trưởng.
Các nhà khoa học cũng cho biết, không giống với những loài dế khác, dế nham thạch không hề có cánh, chúng không thể bay và cũng không gáy để hấp dẫn bạn tình.
Tuy vậy khi đã có đôi có cặp, dế nham thạch sẽ giao phối rất rùng rợn. Để giao phối, con đực gần như đánh đổi cả tính mạng của mình.
Trong lúc giao phối, dế cái sẽ cắn và chân con đực, thong thả hút dịch dinh dưỡng từ bạn tình. Sau một lần giao phối, dế đực có thể mất từ 3 - 8% trọng lượng cơ thể.
Trong điều kiện sinh tồn khắc nghiệt, đây thực sự là một "lần chơi lớn" của dế nham thạch đực.
Mời quý vị xem video: Thợ lặn hãi hùng vì sinh vật như bao cao su khổng lồ xuất hiện trước mặt. Nguồn video: Dailymail