Những ai sống trên Trái Đất đều biết hành tinh này quay quanh trục trong 24h/vòng, mặt khác lõi bên trong là một quả cầu sắt có kích thước gần bằng mặt trăng trôi trong kim loại nóng chảy. Hiện tượng này được gọi là siêu quay. Các nhà khoa học hiện tranh luận sôi nổi về việc nó đi nhanh thế nào.
|
Lõi trái đất có khả năng nhích lên nhanh phía mặt đất với tốc độ 7,6km/năm.Ảnh: Alamy Stock Photo. |
Dữ liệu từ các thử nghiệm vũ khí của thời Liên Xô đã hỗ trợ cho các nhà địa chất có cái nhìn mang độ phân giải cao nằm sâu bên trong hành tinh chúng ta.
Ngày 27-9-1971, một quả bom hạt nhân đã nổ ra trên đảo Novaya Zemlya- Nga. Vụ nổ mạnh đến độ tạo nên lớp sóng cuồn cuộn trong lõi trái đất, gây ra sự rung chấn ở khoảng 6400km tại khu vực đồng hoang bang Montana, phía Tây Bắc nước Mỹ.
Năm 1974, quả bom thứ 2 nổ gần vị trí cũ. Những ghi chép về 2 sự rung chấn này giúp các nhà khoa học ước tính chính xác lõi bên trong trái đất quay nhanh thế nào..
Nhà địa chất học Paul Richards của ĐH Columbia cho biết: "Có điều gì đó đang thay đổi trong lõi trái đất". Theo ông, hiểu rõ về lịch sử và động lực hiện tại của lõi sắt hiện nằm trong hành tinh của chúng ta, có thể giúp thêm manh mối về quá trình ổn định từ trường- một trường lục địa chất bảo vệ thế giới của chúng ta khỏi các loại bức xạ có hại.
Trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều tính chất khác nhau của sóng động đất để đưa ra ước tính về siêu vòng quay cốt lõi bên trong. Các phép đo này đạt hiệu quả thấp. Không giống như động đất, các vụ nổ hạt nhân tạo ra những cơn sóng dữ dội- giống như trái đất vừa bị đập bằng búa- đã cung cấp tín hiệu rõ ràng để nghiên cứu hơn- Nhà địa chất học Elizabeth Day ở ĐH Hoàng gia London nói.
Một nghiên cứu có quan điểm khác với GS John Vidale, đó là GS Jiayuan Yao, ĐH Công nghệ Nanyang và các cộng sự gần đây đã cho biết lõi bên trong thực sự đang quay với tốc độ tương đương với phần còn lại của hành tinh chúng ta và sự khác biệt rõ ràng có thể được giải thích bởi lõi bên trong có bề mặt lởm chởm theo thời gian với những ngọn núi trồi lên hoặc hẻm núi cắt vào quả cầu sắt. Nghiên cứu này cũng dựa trên dữ liệu của 2 vụ nổ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.