Vào sáng ngày 13/8, ngư dân Lê Như Trung phát hiện một cá thể rùa biển họ Vích quý hiếm nặng khoảng 25 kg. Cá thể rùa này vướng vào lưới đánh cá của gia đình anh Trung khi đang khai thác thủy sản tại khu đầm phá, xã Hải Dương, thành phố Huế.Ngay sau đó, lãnh đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Thuận An (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế) phối hợp với ngư dân Trung thả cá thể rùa biển họ Vích trên về với môi trường tự nhiên.Theo các chuyên gia, cá thể rùa biển họ Vích có tên khoa học là Chelonia Mydas. Nó thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.Ngư dân còn gọi cá thể rùa biển họ Vích với một cái tên khác là rùa xanh. Loài rùa này có tên gọi như vậy xuất phát từ việc nó có phần da màu xanh.Cá thể rùa biển họ Vích sinh sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nhà khoa học xác định cá thể rùa biển họ Vích sinh sống trong vùng biển của hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, nổi tiếng là: Israel, Syria, Ai Cập, Libya.Mùa sinh sản của cá thể rùa biển họ Vích trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 8 hàng năm. Chúng thường bò lên bãi cát ven biển đẻ trứng.Sau khi đẻ trứng, cá thể rùa biển họ Vích sẽ quay trở lại đại dương. Một thời gian sau, trứng rùa nở và những con rùa con cũng đi xuống biển sinh sống.Rùa biển họ Vích là loài động vật ăn cỏ. Thức ăn yêu thích của chúng là tảo và cỏ biển. Ngoài ra, chúng còn ăn một số động vật không xương sống.Một số cá thể rùa biển quý hiếm này có thể đạt trọng lượng hơn 317 kg. Theo đó, chúng trở thành một trong những loài rùa biển lớn nhất thế giới.Loài rùa xanh quý hiếm này có mai rộng và nhẵn bóng. Mai rùa thường có màu nâu hoặc màu ô liu. Tùy thuộc vào môi trường sống mà mai của cá thể rùa biển họ Vích có sự khác nhau. Loài rùa này cũng rất thích "tắm" nắng. Chúng thỉnh thoảng lên bãi biển để phơi nắng giống như hải cẩu. Mời độc giả xem video: Tìm thấy hậu duệ của Rùa Hồ Hoàn Kiếm. Nguồn: VTV24.
Vào sáng ngày 13/8, ngư dân Lê Như Trung phát hiện một cá thể rùa biển họ Vích quý hiếm nặng khoảng 25 kg. Cá thể rùa này vướng vào lưới đánh cá của gia đình anh Trung khi đang khai thác thủy sản tại khu đầm phá, xã Hải Dương, thành phố Huế.
Ngay sau đó, lãnh đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Thuận An (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế) phối hợp với ngư dân Trung thả cá thể rùa biển họ Vích trên về với môi trường tự nhiên.
Theo các chuyên gia, cá thể rùa biển họ Vích có tên khoa học là Chelonia Mydas. Nó thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ngư dân còn gọi cá thể rùa biển họ Vích với một cái tên khác là rùa xanh. Loài rùa này có tên gọi như vậy xuất phát từ việc nó có phần da màu xanh.
Cá thể rùa biển họ Vích sinh sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nhà khoa học xác định cá thể rùa biển họ Vích sinh sống trong vùng biển của hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, nổi tiếng là: Israel, Syria, Ai Cập, Libya.
Mùa sinh sản của cá thể rùa biển họ Vích trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 8 hàng năm. Chúng thường bò lên bãi cát ven biển đẻ trứng.
Sau khi đẻ trứng, cá thể rùa biển họ Vích sẽ quay trở lại đại dương. Một thời gian sau, trứng rùa nở và những con rùa con cũng đi xuống biển sinh sống.
Rùa biển họ Vích là loài động vật ăn cỏ. Thức ăn yêu thích của chúng là tảo và cỏ biển. Ngoài ra, chúng còn ăn một số động vật không xương sống.
Một số cá thể rùa biển quý hiếm này có thể đạt trọng lượng hơn 317 kg. Theo đó, chúng trở thành một trong những loài rùa biển lớn nhất thế giới.
Loài rùa xanh quý hiếm này có mai rộng và nhẵn bóng. Mai rùa thường có màu nâu hoặc màu ô liu. Tùy thuộc vào môi trường sống mà mai của cá thể rùa biển họ Vích có sự khác nhau. Loài rùa này cũng rất thích "tắm" nắng. Chúng thỉnh thoảng lên bãi biển để phơi nắng giống như hải cẩu.
Mời độc giả xem video: Tìm thấy hậu duệ của Rùa Hồ Hoàn Kiếm. Nguồn: VTV24.