Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Xiao Long tại Trường Khoa học Trái Đất thuộc Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán) đã tiến hành phân tích dữ liệu khoa học mà các camera gắn trên robot Chúc Dung thu thập được. Theo đó, họ có phát hiện quan trọng trên sao Hỏa.Robot Chúc Dung đã hạ cánh xuống vùng đồng bằng rộng lớn Utopia Planitia ở bán cầu bắc sao Hỏa vào ngày 15/5/2021. Theo nghiên cứu, địa điểm này nằm trong Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) - nơi có phần rìa ngoài với những đặc điểm giống như đường bờ biển. Giới khoa học tin rằng, việc nghiên cứu địa điểm này sẽ là cơ hội xác minh sự tồn tại của trầm tích biển cổ đại.Thông qua dữ liệu do robot Chúc Dung thu thập được tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF), các nhà nghiên cứu đã có phát hiện quan trọng về hành tinh đỏ.Cụ thể, trong hành trình dài khoảng 1,921 km sau khi hạ cánh, robot Chúc Dung đã đi về phía Nam, hướng tới vị trí có thể là bờ biển, khám phá các đặc điểm trên bề mặt của Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) trên sao Hỏa.Robot Chúc Dung sau đó triển khai những hệ thống phân tích và chụp ảnh khác nhau để quan sát nhiều mỏm đá và đá bề mặt. Nhờ vậy, các camera địa hình và định vị của robot Chúc Dung đã chụp được 106 bộ ảnh toàn cảnh, ghi lại chi tiết cấu trúc trầm tích bề mặt và đặc điểm của nhiều loại đá trên sao Hỏa.Sau khi xem xét tỉ mỉ những dữ liệu hình ảnh do camera của robot Chúc Dung gửi về Trái đất, nhóm nghiên cứu của giáo sư Xiao Long nhận thấy những tảng đá tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) có nhiều đặc điểm khác biệt đáng kể so với đá núi lửa thường thấy trên bề mặt sao Hỏa hoặc trầm tích điển hình do gió tạo nên.Thay vào đó, những tảng đá tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) gần giống những gì có trong môi trường biển nông năng lượng thấp.Nhóm nghiên cứu cho biết, các cấu trúc và đặc điểm trầm tích trong đá bề mặt cho thấy chúng hình thành trong môi trường biển. Phát hiện này trở thành bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của đại dương cổ xưa trên sao Hỏa.Giáo sư Xiao Long cho hay việc thám hiểm kỹ lưỡng và lấy mẫu khu vực trong tương lai sẽ giúp hiểu thêm về khả năng sao Hỏa chứa sự sống và việc bảo tồn các dấu vết sự sống ở đó. Kết quả nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí học thuật National Science Review ngày 18/5.Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Xiao Long tại Trường Khoa học Trái Đất thuộc Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán) đã tiến hành phân tích dữ liệu khoa học mà các camera gắn trên robot Chúc Dung thu thập được. Theo đó, họ có phát hiện quan trọng trên sao Hỏa.
Robot Chúc Dung đã hạ cánh xuống vùng đồng bằng rộng lớn Utopia Planitia ở bán cầu bắc sao Hỏa vào ngày 15/5/2021. Theo nghiên cứu, địa điểm này nằm trong Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) - nơi có phần rìa ngoài với những đặc điểm giống như đường bờ biển. Giới khoa học tin rằng, việc nghiên cứu địa điểm này sẽ là cơ hội xác minh sự tồn tại của trầm tích biển cổ đại.
Thông qua dữ liệu do robot Chúc Dung thu thập được tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF), các nhà nghiên cứu đã có phát hiện quan trọng về hành tinh đỏ.
Cụ thể, trong hành trình dài khoảng 1,921 km sau khi hạ cánh, robot Chúc Dung đã đi về phía Nam, hướng tới vị trí có thể là bờ biển, khám phá các đặc điểm trên bề mặt của Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) trên sao Hỏa.
Robot Chúc Dung sau đó triển khai những hệ thống phân tích và chụp ảnh khác nhau để quan sát nhiều mỏm đá và đá bề mặt. Nhờ vậy, các camera địa hình và định vị của robot Chúc Dung đã chụp được 106 bộ ảnh toàn cảnh, ghi lại chi tiết cấu trúc trầm tích bề mặt và đặc điểm của nhiều loại đá trên sao Hỏa.
Sau khi xem xét tỉ mỉ những dữ liệu hình ảnh do camera của robot Chúc Dung gửi về Trái đất, nhóm nghiên cứu của giáo sư Xiao Long nhận thấy những tảng đá tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) có nhiều đặc điểm khác biệt đáng kể so với đá núi lửa thường thấy trên bề mặt sao Hỏa hoặc trầm tích điển hình do gió tạo nên.
Thay vào đó, những tảng đá tại Hệ tầng Vastitas Borealis (VBF) gần giống những gì có trong môi trường biển nông năng lượng thấp.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các cấu trúc và đặc điểm trầm tích trong đá bề mặt cho thấy chúng hình thành trong môi trường biển. Phát hiện này trở thành bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của đại dương cổ xưa trên sao Hỏa.
Giáo sư Xiao Long cho hay việc thám hiểm kỹ lưỡng và lấy mẫu khu vực trong tương lai sẽ giúp hiểu thêm về khả năng sao Hỏa chứa sự sống và việc bảo tồn các dấu vết sự sống ở đó. Kết quả nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí học thuật National Science Review ngày 18/5.
Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.