Axolotl (kỳ nhông Mexico hay khủng long sáu sừng) thực sự là một trong những động vật kỳ lạ và độc đáo nhất trên thế giới. (Nguồn: Thủy Sinh 4U)Với đôi mắt đen nhỏ xíu, miệng trông như đang cười và cái mũi là lạ, Axolotl khác với hầu hết các loài động vật. (Nguồn: Tiền Phong)Đặc biệt, Axolotl không bao giờ trưởng thành. Thay vào đó chúng luôn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, đáng yêu. (Nguồn: Voz)Axolotl có khả năng tái tạo lại cơ thể đến khó tin, không loài nào sánh bằng. (Nguồn: TinMoiZ)Chúng có thể tái sinh gần như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả não bộ, tủy sống, hàm và các chi. (Nguồn: Thegioiloaica.com) Khi một bộ phận được tái tạo, nó sẽ không để lại sẹo hoặc bất kỳ dấu hiệu nào. (Nguồn: Vietnamnet)Khi bị tấn công bởi những kẻ săn mồi, chúng sẵn sàng hy sinh một số bộ phận để trốn thoát, bộ phận mới sẽ mọc ra rất nhanh và Axolotl có thể tái tạo hàng trăm lần. Mỗi lần như vậy, bộ phận mới vẫn hoạt động vô cùng hoàn hảo. (Nguồn: internet)Khả năng tái tạo này hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Bởi vì, nếu các loài thú bị thương thì đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch – sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo ngay. (Nguồn: Zing)Với kỳ giông Mexico thì ngược lại. Khi bị đứt chi, một nhóm tế bào có tên blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. (Nguồn: Thủy Sinh 4U) Cũng nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương. (Nguồn: IAS Links)
Axolotl (kỳ nhông Mexico hay khủng long sáu sừng) thực sự là một trong những động vật kỳ lạ và độc đáo nhất trên thế giới. (Nguồn: Thủy Sinh 4U)
Với đôi mắt đen nhỏ xíu, miệng trông như đang cười và cái mũi là lạ, Axolotl khác với hầu hết các loài động vật. (Nguồn: Tiền Phong)
Đặc biệt, Axolotl không bao giờ trưởng thành. Thay vào đó chúng luôn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, đáng yêu. (Nguồn: Voz)
Axolotl có khả năng tái tạo lại cơ thể đến khó tin, không loài nào sánh bằng. (Nguồn: TinMoiZ)
Chúng có thể tái sinh gần như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả não bộ, tủy sống, hàm và các chi. (Nguồn: Thegioiloaica.com)
Khi một bộ phận được tái tạo, nó sẽ không để lại sẹo hoặc bất kỳ dấu hiệu nào. (Nguồn: Vietnamnet)
Khi bị tấn công bởi những kẻ săn mồi, chúng sẵn sàng hy sinh một số bộ phận để trốn thoát, bộ phận mới sẽ mọc ra rất nhanh và Axolotl có thể tái tạo hàng trăm lần. Mỗi lần như vậy, bộ phận mới vẫn hoạt động vô cùng hoàn hảo. (Nguồn: internet)
Khả năng tái tạo này hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Bởi vì, nếu các loài thú bị thương thì đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch – sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo ngay. (Nguồn: Zing)
Với kỳ giông Mexico thì ngược lại. Khi bị đứt chi, một nhóm tế bào có tên blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. (Nguồn: Thủy Sinh 4U)
Cũng nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương. (Nguồn: IAS Links)