Phi hành gia đen đủi nhất lịch sử từng bị ‘bỏ quên’ ngoài vũ trụ

Google News

Không chỉ là một phi hành gia, người đàn ông này còn trải qua rất nhiều biến động lịch sử. Ông được xem là một “nạn nhân của vũ trụ”, nhưng lại chưa bao giờ quay lưng với nghề phi hành gia của mình.

Sau khi Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô cũng liên tục có những bước tiến mới. Nghề phi hành gia trở thành ước mơ của rất nhiều người. Sergei Krikalev cũng vậy. Phi hành gia sinh năm 1958 vốn nuôi ước mơ làm phi hành gia từ nhỏ, lớn lên bắt đầu tham gia các khóa huấn luyện, tuyển chọn để hiện thực hóa nó.
Ngày 18/5/1991, Sergei Krikalev cùng một đồng nghiệp tên Anatoly Artsebarsky thực hiện chuyến bay lên trạm vũ trụ Mir từ sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô. Nhiệm vụ của họ dự kiến kéo dài 5 tháng, nhưng 1 tháng trước ngày quay về Trái đất, tin dữ ập đến.
Ngày 26/12/1991, Liên Xô tan rã. Trong bối cảnh đó, dường như họ cũng quên mất vẫn còn hai phi hành gia của mình đang trôi dạt ngoài vũ trụ. Thế rồi, Sergei Krikalev cùng đồng nghiệp phải ở lại vũ trụ theo cách họ không hề muốn. Thực tế, quá trình huấn luyện Sergei Krikalev chưa được chuẩn bị để ở ngoài không gian lâu như vậy.
Phi hanh gia den dui nhat lich su tung bi ‘bo quen’ ngoai vu tru
Sergei Krikalev. Ảnh: TASS
Trả lời tạp chí Magazine, Sergei Krikalev kể lại:“Họ nói điều đó thực sự khó khăn cho tôi – không tốt cho sức khỏe của tôi. Nhưng giờ đây đất nước đang gặp khó khăn, cơ hội tiết kiệm tiền bạc cần phải là ưu tiên hàng đầu”.
Không chỉ hoang mang về chuyện được trở về Trái đất, hai phi hành gia còn đối diện với nỗi ám ảnh, sợ hãi không biết mình có sống sót nổi không. Khi sống ngoài vũ trụ quá lâu, cơ thể có thể bị teo cơ, nhiễm phóng xạ, bị ung thư và hệ miễn dịch cũng dần suy yếu…
Thực tế Krikalev vẫn có thể quay về Trái đất bằng chiếc tàu Raduga trên Trạm vũ trụ Mir. Nó được thiết kế để chuyến bay quay lại Trái đất. Nhưng điều đó đồng nghĩa với không còn ai trông coi Mir, bảo trì nó, đồng nghĩa với việc nơi này sẽ bị phá hủy. Không đành lòng nhìn chuyện đó xảy ra, Krikalev quyết định ở lại chờ người lên thay.
311 ngày trôi qua, Krikalev cuối cùng cũng được trở về Trái đất vào ngày 25/3/1992, sau khi Đức trả 24 triệu USD để đưa kỹ sư của họ lên trạm Mir thay thế. Ngày quay lại, Krikalev nổi tiếng toàn cầu, được xem như một “nạn nhân của vũ trụ”. Ông ngã nhào khi đặt chân xuống mặt đất, phải có 4 người dìu mới đứng vững được. Dù kiệt sức, phi hành gia này vẫn nở nụ cười hạnh phúc.
Phi hanh gia den dui nhat lich su tung bi ‘bo quen’ ngoai vu tru-Hinh-2
Sergei Krikalev vẫn nở nụ cười hạnh phúc vì cuối cùng quay trở lại Trái đất. Ảnh: Flickr
Thế nhưng, bi kịch vẫn chưa dừng lại. Khi bắt đầu lên đường thực hiện nhiệm vụ, Krikalev là một công dân Liên Xô. Ngày ông trở về, bộ đồ bảo hộ vẫn gắn 4 chữ cái USSR (Liên Xô) và lá cờ đỏ Liên Xô. Nhưng thời điểm đó, Liên Xô đã tan rã. Nói cách khác, quốc gia của Krikalev đã không còn, thành phố ông từng sống là Leningrad giờ lại là St. Petersburg. Cũng vì vậy mà Krikalev được gọi là “công dân Liên Xô cuối cùng”.
Dù từng trải qua cảm giác như bị “bỏ rơi” trên vũ trụ, Krikalev vẫn rất trung thành với nghề phi hành gia và yêu thích nó. Bằng chứng là 2 năm sau ông tiếp tục cống hiến cho nghề bằng cách thực hiện một nhiệm vụ khác. Krikalev trở thành du hành người Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA. Rồi tiếp tục 2 năm sau nữa lại là người đầu tiên đặt chân lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Theo SHTT

>> xem thêm

Bình luận(0)