Các đầm phá trong như pha lê và đồng bằng muối rộng lớn trông giống cảnh quan trên sao Hỏa ở sa mạc Puna de Atacama của Argentina đã tạo thành một hệ sinh thái khác lạ. Các nhà khoa học cho hay, cảnh quan này không giống với bất cứ thứ gì mà các nhà khoa học từng thấy trên Trái Đất.Puna de Atacama cao 3.360m so với mực nước biển kết hợp với điều kiện khô cằn, ánh nắng chói chang khiến nơi đây trở thành môi trường khắc nghiệt, có rất ít thực vật và động vật có thể sinh tồn.Nhóm thám hiểm dẫn dầu bởi Phó giáo sư Brian Hynek đến từ Trường Đại học Colorado Boulder và nhà vi trùng học Maria Farrias, người sáng lập công ty tư vấn môi trường PunaBio, đã có chuyến thực địa tại khu vực và tình cờ phát hiện một "thế giới đã mất".Theo nhóm nghiên cứu, 12 hồ nước nông, trong như pha lê được bao quanh bởi các ngọn núi là nơi họ tìm thấy những "ụ sống" đường kính khoảng 4,6m.Đó là vi sinh vật màu xanh lá cây xếp lớp. Chúng có thể là cộng đồng vi khuẩn stromatolite, thứ mà chất bài tiết của chúng đông cứng lại thành các lớp đá.Những nghiên cứu trước đây cho rằng thứ quái dị trên có thể đã tồn tại ở Trái Đất từ khoảng 4 tỉ năm trước, tức từ Liên đại Hỏa thành - giai đoạn hành tinh xanh được mô tả là một quả cầu nóng bỏng.Các "ụ sống" ngâm mình trong nước cực mặn, có tính axit cao, bị nung nóng bởi bức xạ Mặt Trời thuộc loại khủng khiếp nhất thế giới. Hai loài vi khuẩn chính được xác định trong các "ụ sống" gồm: vi khuẩn lam vẫn đang quang hợp mạnh mẽ và các sinh vật đơn bào được gọi là cổ khuẩn."Nếu sự sống trên sao Hỏa hóa thạch thì nó sẽ như thế này. Nếu hiểu rõ được về 2 loại vi khuẩn từng xuất hiện trên Trái Đất thì có thể sẽ cho chúng ta biết cần tìm kiếm những gì trong trầm tích sao Hỏa", Phó giáo sư Hynek giải thích.Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.
Các đầm phá trong như pha lê và đồng bằng muối rộng lớn trông giống cảnh quan trên sao Hỏa ở sa mạc Puna de Atacama của Argentina đã tạo thành một hệ sinh thái khác lạ. Các nhà khoa học cho hay, cảnh quan này không giống với bất cứ thứ gì mà các nhà khoa học từng thấy trên Trái Đất.
Puna de Atacama cao 3.360m so với mực nước biển kết hợp với điều kiện khô cằn, ánh nắng chói chang khiến nơi đây trở thành môi trường khắc nghiệt, có rất ít thực vật và động vật có thể sinh tồn.
Nhóm thám hiểm dẫn dầu bởi Phó giáo sư Brian Hynek đến từ Trường Đại học Colorado Boulder và nhà vi trùng học Maria Farrias, người sáng lập công ty tư vấn môi trường PunaBio, đã có chuyến thực địa tại khu vực và tình cờ phát hiện một "thế giới đã mất".
Theo nhóm nghiên cứu, 12 hồ nước nông, trong như pha lê được bao quanh bởi các ngọn núi là nơi họ tìm thấy những "ụ sống" đường kính khoảng 4,6m.
Đó là vi sinh vật màu xanh lá cây xếp lớp. Chúng có thể là cộng đồng vi khuẩn stromatolite, thứ mà chất bài tiết của chúng đông cứng lại thành các lớp đá.
Những nghiên cứu trước đây cho rằng thứ quái dị trên có thể đã tồn tại ở Trái Đất từ khoảng 4 tỉ năm trước, tức từ Liên đại Hỏa thành - giai đoạn hành tinh xanh được mô tả là một quả cầu nóng bỏng.
Các "ụ sống" ngâm mình trong nước cực mặn, có tính axit cao, bị nung nóng bởi bức xạ Mặt Trời thuộc loại khủng khiếp nhất thế giới. Hai loài vi khuẩn chính được xác định trong các "ụ sống" gồm: vi khuẩn lam vẫn đang quang hợp mạnh mẽ và các sinh vật đơn bào được gọi là cổ khuẩn.
"Nếu sự sống trên sao Hỏa hóa thạch thì nó sẽ như thế này. Nếu hiểu rõ được về 2 loại vi khuẩn từng xuất hiện trên Trái Đất thì có thể sẽ cho chúng ta biết cần tìm kiếm những gì trong trầm tích sao Hỏa", Phó giáo sư Hynek giải thích.
Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.