Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh gần Trái Đất, cách khoảng 40 năm ánh sáng, có tên là Gliese-12b.Gliese-12b có kích thước gần bằng Trái Đất và nằm trong vùng có thể sinh sống được của ngôi sao chủ, đồng nghĩa với khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt.Hành tinh này quay quanh một ngôi sao lùn đỏ, có nhiệt độ thấp và kích thước nhỏ hơn Mặt Trời. Mặc dù khoảng cách giữa Gliese-12b và ngôi sao chủ khá gần, nhiệt độ thấp của ngôi sao giúp hành tinh nhận đủ năng lượng để duy trì nước lỏng nếu có.Nếu Gliese-12b không có bầu khí quyển, nhiệt độ bề mặt ước tính khoảng 42 độ C, đủ để nước lỏng tồn tại, tương đương với ngày hè nóng ở Trái Đất. Phát hiện này dựa trên dữ liệu từ vệ tinh TESS của NASA và các đài quan sát khác.Gliese-12b sẽ được nghiên cứu sâu hơn bằng kính viễn vọng không gian James Webb để xác định thành phần và khả năng tồn tại sự sống. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh có khả năng sinh sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra hy vọng về việc khám phá sự sống ngoài Trái Đất.Cách đây không lâu, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã phát hiện chuyển động trượt cạnh nhau dọc theo các "vằn hổ" trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, gợi ý về một đại dương tràn ngập sự sống, mở ra hy vọng về việc khám phá sự sống ngoài Trái Đất.Các vết nứt gần như song song, được gọi là "vằn hổ", ở cực Nam của Enceladus, được quan sát lần đầu bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào năm 2005. Các chuyên gia tin rằng các vết nứt này có thể là nguồn gốc của các tia nước lớn phun lên gần cực Nam.Độ sáng của các tia này thay đổi theo chu kỳ 33 giờ, liên quan đến lực thủy triều. Mô phỏng từ Caltech cho thấy, chuyển động này có thể được kiểm soát bởi sự hiện diện của các “vùng kéo tách” dọc theo các vết nứt, cho phép nước từ đại dương dưới bề mặt tràn lên.Các tác giả cũng cho rằng thủy triều có thể đã làm nóng phần bên trong của Enceladus, ngụ ý về sự tồn tại lâu dài của đại dương trên mặt trăng này và cơ hội cho sự sống phát triển bên trong.Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".
Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh gần Trái Đất, cách khoảng 40 năm ánh sáng, có tên là Gliese-12b.Gliese-12b có kích thước gần bằng Trái Đất và nằm trong vùng có thể sinh sống được của ngôi sao chủ, đồng nghĩa với khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt.
Hành tinh này quay quanh một ngôi sao lùn đỏ, có nhiệt độ thấp và kích thước nhỏ hơn Mặt Trời. Mặc dù khoảng cách giữa Gliese-12b và ngôi sao chủ khá gần, nhiệt độ thấp của ngôi sao giúp hành tinh nhận đủ năng lượng để duy trì nước lỏng nếu có.
Nếu Gliese-12b không có bầu khí quyển, nhiệt độ bề mặt ước tính khoảng 42 độ C, đủ để nước lỏng tồn tại, tương đương với ngày hè nóng ở Trái Đất. Phát hiện này dựa trên dữ liệu từ vệ tinh TESS của NASA và các đài quan sát khác.
Gliese-12b sẽ được nghiên cứu sâu hơn bằng kính viễn vọng không gian James Webb để xác định thành phần và khả năng tồn tại sự sống. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh có khả năng sinh sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra hy vọng về việc khám phá sự sống ngoài Trái Đất.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã phát hiện chuyển động trượt cạnh nhau dọc theo các "vằn hổ" trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, gợi ý về một đại dương tràn ngập sự sống, mở ra hy vọng về việc khám phá sự sống ngoài Trái Đất.
Các vết nứt gần như song song, được gọi là "vằn hổ", ở cực Nam của Enceladus, được quan sát lần đầu bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào năm 2005. Các chuyên gia tin rằng các vết nứt này có thể là nguồn gốc của các tia nước lớn phun lên gần cực Nam.
Độ sáng của các tia này thay đổi theo chu kỳ 33 giờ, liên quan đến lực thủy triều. Mô phỏng từ Caltech cho thấy, chuyển động này có thể được kiểm soát bởi sự hiện diện của các “vùng kéo tách” dọc theo các vết nứt, cho phép nước từ đại dương dưới bề mặt tràn lên.
Các tác giả cũng cho rằng thủy triều có thể đã làm nóng phần bên trong của Enceladus, ngụ ý về sự tồn tại lâu dài của đại dương trên mặt trăng này và cơ hội cho sự sống phát triển bên trong.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".