Các nhà khoa học sử dụng Kính thiên văn James Webb (JWST) đã phát hiện ra bằng chứng về bầu không khí giàu carbon xung quanh hành tinh 55 Cancri e, một siêu Trái đất có đường kính gấp đôi Trái đất và quay quanh ngôi sao của nó rất gần.Hành tinh này có bề mặt rực lửa, có lẽ được bao phủ bởi một biển magma nóng chảy.Sự tồn tại của bầu khí quyển xung quanh 55 Cancri e đã gây bối rối cho các nhà khoa học kể từ khi hành tinh này được phát hiện vào năm 2004.Tuy nhiên, dữ liệu từ JWST cho thấy hành tinh này được bao phủ bởi một lớp khí bất thường.Nghiên cứu đo nhiệt độ ban ngày cho thấy, mức nhiệt độ thấp hơn dự kiến, chỉ khoảng 1.500 độ C.Điều này cho thấy có dòng khí quyển truyền nhiệt từ phía ngày sang phía đêm của hành tinh.Ngoài ra, thiết bị NIRCam của JWST đã phát hiện dấu vết của khí carbon dioxide hoặc carbon monoxide trong bầu khí quyển của 55 Cancri e.Các nhà nghiên cứu cho rằng lớp khí này có thể là "bầu khí quyển thứ cấp" giàu carbon đang sủi bọt từ bên trong hành tinh, liên tục tự bổ sung ngay cả khi khí bị mất đi do gió mặt trời từ ngôi sao gần đó.Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Các nhà khoa học sử dụng Kính thiên văn James Webb (JWST) đã phát hiện ra bằng chứng về bầu không khí giàu carbon xung quanh hành tinh 55 Cancri e, một siêu Trái đất có đường kính gấp đôi Trái đất và quay quanh ngôi sao của nó rất gần.
Hành tinh này có bề mặt rực lửa, có lẽ được bao phủ bởi một biển magma nóng chảy.
Sự tồn tại của bầu khí quyển xung quanh 55 Cancri e đã gây bối rối cho các nhà khoa học kể từ khi hành tinh này được phát hiện vào năm 2004.
Tuy nhiên, dữ liệu từ JWST cho thấy hành tinh này được bao phủ bởi một lớp khí bất thường.
Nghiên cứu đo nhiệt độ ban ngày cho thấy, mức nhiệt độ thấp hơn dự kiến, chỉ khoảng 1.500 độ C.
Điều này cho thấy có dòng khí quyển truyền nhiệt từ phía ngày sang phía đêm của hành tinh.
Ngoài ra, thiết bị NIRCam của JWST đã phát hiện dấu vết của khí carbon dioxide hoặc carbon monoxide trong bầu khí quyển của 55 Cancri e.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lớp khí này có thể là "bầu khí quyển thứ cấp" giàu carbon đang sủi bọt từ bên trong hành tinh, liên tục tự bổ sung ngay cả khi khí bị mất đi do gió mặt trời từ ngôi sao gần đó.
Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.