Một hệ sao có 2 hành tinh giống Trái Đất cách hành tinh của chúng ta chỉ 33 năm ánh sáng.Đây là một trong những hệ sao gần Trái Đất nhất, được phát hiện bởi Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA vào tháng 10/2021.Các nhà khoa học mất vài tháng để xác nhận độ sáng giảm theo chu kỳ của ngôi sao HD 260655 là do hành tinh di chuyển phía trước đĩa mặt phẳng của nó gây ra.Hệ sao lân cận chứa "ít nhất" 2 hành tinh đá lớn cỡ Trái Đất, nhưng nhiều khả năng không hành tinh nào có sự sống. Tính toán về quỹ đạo hành tinh hé lộ cả hai quay quanh ngôi sao ở khoảng cách quá gần để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.Trên thực tế, một trong 2 hành tinh là HD 260655b lớn gấp 1,2 lần Trái Đất, chỉ mất 2,8 ngày để quay quanh sao chủ. Hành tinh còn lại, HD 260655c lớn gấp 1,5 lần Trái Đất và cần 5,7 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo.Ngôi sao chủ của 2 hành tinh là sao lùn M, loại sao tý hon có kích thước và độ sáng chỉ bằng 1/10 Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiệt độ trên bề mặt các hành tinh lên tới 437 và 548 độ C.Theo Michelle Kunimoto, nhà nghiên cứu thiên văn học ở Viện Công nghệ Massachusetts, mức nhiệt đó quá cao để sự sống có thể tồn tại.Dù vậy, hai hành tinh vẫn cung cấp cơ hội mới để tìm hiểu nhiều hơn về những thiên thể giống Trái Đất bên ngoài hệ Mặt Trời.Kunimoto cho biết cả hai hành tinh trong hệ sao đều nằm trong số mục tiêu tốt nhất để nghiên cứu khí quyển do độ sáng của ngôi sao chủ.Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ sao để tìm thêm hành tinh khác nằm xa ngôi sao hơn.
Một hệ sao có 2 hành tinh giống Trái Đất cách hành tinh của chúng ta chỉ 33 năm ánh sáng.
Đây là một trong những hệ sao gần Trái Đất nhất, được phát hiện bởi Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA vào tháng 10/2021.
Các nhà khoa học mất vài tháng để xác nhận độ sáng giảm theo chu kỳ của ngôi sao HD 260655 là do hành tinh di chuyển phía trước đĩa mặt phẳng của nó gây ra.
Hệ sao lân cận chứa "ít nhất" 2 hành tinh đá lớn cỡ Trái Đất, nhưng nhiều khả năng không hành tinh nào có sự sống. Tính toán về quỹ đạo hành tinh hé lộ cả hai quay quanh ngôi sao ở khoảng cách quá gần để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
Trên thực tế, một trong 2 hành tinh là HD 260655b lớn gấp 1,2 lần Trái Đất, chỉ mất 2,8 ngày để quay quanh sao chủ. Hành tinh còn lại, HD 260655c lớn gấp 1,5 lần Trái Đất và cần 5,7 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo.
Ngôi sao chủ của 2 hành tinh là sao lùn M, loại sao tý hon có kích thước và độ sáng chỉ bằng 1/10 Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiệt độ trên bề mặt các hành tinh lên tới 437 và 548 độ C.
Theo Michelle Kunimoto, nhà nghiên cứu thiên văn học ở Viện Công nghệ Massachusetts, mức nhiệt đó quá cao để sự sống có thể tồn tại.
Dù vậy, hai hành tinh vẫn cung cấp cơ hội mới để tìm hiểu nhiều hơn về những thiên thể giống Trái Đất bên ngoài hệ Mặt Trời.
Kunimoto cho biết cả hai hành tinh trong hệ sao đều nằm trong số mục tiêu tốt nhất để nghiên cứu khí quyển do độ sáng của ngôi sao chủ.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ sao để tìm thêm hành tinh khác nằm xa ngôi sao hơn.