Sinh vật mới có tên Sulfurimonas pluma đang phát triển mạnh nhờ có hydro ở độ sâu hơn 2.500 m phía dưới băng biển Bắc Cực, nơi có hoạt động núi lửa mạnh mẽ.Tại Trung Bắc Cực và Nam Đại Tây Dương, có những lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được biết tới là vết nứt phát triển sâu trong đại dương, nằm ở ranh giới của các mảng kiến tạo.Những lỗ này phun ra chất lỏng nóng không có oxy, nhưng lại giàu sắt, mangan, hydro, đồng, methane và sulfua.Trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn Sulfurimonas chỉ được quan sát là chúng sử dụng sulfua để làm nguồn năng lượng.Thật đáng ngạc nhiên khi loài vật mới được tìm thấy này lại sử dụng hydro từ khói núi lửa để làm một nguồn năng lượng.Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra bộ gene của vi khuẩn và phát hiện ra nó đã được biến đổi đáng kể, thiếu các gene đặc trưng so với họ hàng.Tuy nhiên, sự khác biệt này của chúng lại được sắp xếp tốt để hỗ trợ cho sự phát triển ở trong môi trường sống khắc nghiệt này.Phát hiện mới này đã giúp các nhà khoa học chắc chắn về việc tồn tại sự sống ở các hành tinh ngoài Trái Đất như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.Theo các nghiên cứu trước đấy đã khẳng định, mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ đều tồn tại lỗ thông hệ thống thủy nhiệt, điều này đồng nghĩa với việc sinh vật mới mang tên Sulfurimonas pluma, vừa được phát hiện ở "thế giới bị quên lãng" cũng có thể xuất hiện ở hai hành tinh này.Mặt trăng Europa của Sao Mộc là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh của NASA và một số cơ quan vũ trụ khác, với các dấu hiệu của oxy, nước, các chất hóa học cần thiết cho sự sống, bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt... ở đại dương ngầm dưới vỏ băng của nó.Cũng theo một nghiên cứu mới đây, đại dương trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ chứa hầu hết thành phần cần thiết cho sự sống.>>>Xem thêm video:Hóa thạch “đinh vít”, món đồ thất lạc của người ngoài hành tinh? Nguồn: Kienthucnet.
Sinh vật mới có tên Sulfurimonas pluma đang phát triển mạnh nhờ có hydro ở độ sâu hơn 2.500 m phía dưới băng biển Bắc Cực, nơi có hoạt động núi lửa mạnh mẽ.
Tại Trung Bắc Cực và Nam Đại Tây Dương, có những lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được biết tới là vết nứt phát triển sâu trong đại dương, nằm ở ranh giới của các mảng kiến tạo.
Những lỗ này phun ra chất lỏng nóng không có oxy, nhưng lại giàu sắt, mangan, hydro, đồng, methane và sulfua.
Trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn Sulfurimonas chỉ được quan sát là chúng sử dụng sulfua để làm nguồn năng lượng.
Thật đáng ngạc nhiên khi loài vật mới được tìm thấy này lại sử dụng hydro từ khói núi lửa để làm một nguồn năng lượng.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra bộ gene của vi khuẩn và phát hiện ra nó đã được biến đổi đáng kể, thiếu các gene đặc trưng so với họ hàng.
Tuy nhiên, sự khác biệt này của chúng lại được sắp xếp tốt để hỗ trợ cho sự phát triển ở trong môi trường sống khắc nghiệt này.
Phát hiện mới này đã giúp các nhà khoa học chắc chắn về việc tồn tại sự sống ở các hành tinh ngoài Trái Đất như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Theo các nghiên cứu trước đấy đã khẳng định, mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ đều tồn tại lỗ thông hệ thống thủy nhiệt, điều này đồng nghĩa với việc sinh vật mới mang tên Sulfurimonas pluma, vừa được phát hiện ở "thế giới bị quên lãng" cũng có thể xuất hiện ở hai hành tinh này.
Mặt trăng Europa của Sao Mộc là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh của NASA và một số cơ quan vũ trụ khác, với các dấu hiệu của oxy, nước, các chất hóa học cần thiết cho sự sống, bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt... ở đại dương ngầm dưới vỏ băng của nó.
Cũng theo một nghiên cứu mới đây, đại dương trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ chứa hầu hết thành phần cần thiết cho sự sống.