Các nhà khoa học mới thông báo kính viễn vọng James Webb đã có phát hiện quan trọng trong bầu khí quyển của " siêu Trái đất" K2-18b là sự hiện diện của carbon dioxide (CO2) và methane (CH4).Theo các chuyên gia, carbon dioxide (CO2) và methane (CH4) là những "dấu hiệu của sự sống tiềm năng" mà họ hy vọng tìm thấy ở các ngoại hành tinh.K2-18b được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 nhờ tàu vũ trụ Kepler của NASA. Với khối lượng lớn gấp 8 lần Trái đất, K2-18b quay quanh một ngôi sao lùn đỏ trong chòm sao Sư Tử, cách Trái đất 111 năm ánh sáng.Tiếp đến, K2-18b hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 33 ngày và ở gần ngôi sao chủ hơn so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.K2-18b được mô tả như "siêu Trái đất" tiềm năng với những yếu tố có thể hỗ trợ cho sự sống.Thêm nữa, khoảng cách vừa phải với ngôi sao mẹ mát lạnh hơn nhiều so với Mặt trời giúp ngoại hành tinh K2-18b nhận ánh sáng khoảng 1,28 lần so với địa cầu và có nhiệt độ trung bình là -2 độ C.Các nhà thiên văn còn có một phát hiện quan trọng khác là dấu hiệu của dimethyl sulfide (CH₃)₂S ở K2-18b. Dimethyl sulfide có ở Trái đất và chỉ có thể được tạo ra bởi sự sống.Giáo sư Nikku Madhusudhan thuộc Đại học Cambridge (Anh) và là người đứng đầu nghiên cứu quốc tế về K2-18b cho hay, các chuyên gia đi đến kết luận ngoại hành tinh này là một hành tinh đại dương - sau này thường được gọi là Hycean - là do không phát hiện amoniac trong bầu khí quyển.Bầu khí quyển của K2-18b chủ yếu là hydro cùng với các loại khí "dấu hiệu sự sống" được phát hiện mới đây. Với khám phá mới này, các chuyên gia có thêm hy vọng tìm thấy sự sống ngoài hành tinh, góp phần chứng minh con người không đơn độc trong vũ trụ rộng lớn này.Mời độc giả xem video: Kho báu toàn siêu kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái đất.
Các nhà khoa học mới thông báo kính viễn vọng James Webb đã có phát hiện quan trọng trong bầu khí quyển của " siêu Trái đất" K2-18b là sự hiện diện của carbon dioxide (CO2) và methane (CH4).
Theo các chuyên gia, carbon dioxide (CO2) và methane (CH4) là những "dấu hiệu của sự sống tiềm năng" mà họ hy vọng tìm thấy ở các ngoại hành tinh.
K2-18b được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 nhờ tàu vũ trụ Kepler của NASA. Với khối lượng lớn gấp 8 lần Trái đất, K2-18b quay quanh một ngôi sao lùn đỏ trong chòm sao Sư Tử, cách Trái đất 111 năm ánh sáng.
Tiếp đến, K2-18b hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 33 ngày và ở gần ngôi sao chủ hơn so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
K2-18b được mô tả như "siêu Trái đất" tiềm năng với những yếu tố có thể hỗ trợ cho sự sống.
Thêm nữa, khoảng cách vừa phải với ngôi sao mẹ mát lạnh hơn nhiều so với Mặt trời giúp ngoại hành tinh K2-18b nhận ánh sáng khoảng 1,28 lần so với địa cầu và có nhiệt độ trung bình là -2 độ C.
Các nhà thiên văn còn có một phát hiện quan trọng khác là dấu hiệu của dimethyl sulfide (CH₃)₂S ở K2-18b. Dimethyl sulfide có ở Trái đất và chỉ có thể được tạo ra bởi sự sống.
Giáo sư Nikku Madhusudhan thuộc Đại học Cambridge (Anh) và là người đứng đầu nghiên cứu quốc tế về K2-18b cho hay, các chuyên gia đi đến kết luận ngoại hành tinh này là một hành tinh đại dương - sau này thường được gọi là Hycean - là do không phát hiện amoniac trong bầu khí quyển.
Bầu khí quyển của K2-18b chủ yếu là hydro cùng với các loại khí "dấu hiệu sự sống" được phát hiện mới đây. Với khám phá mới này, các chuyên gia có thêm hy vọng tìm thấy sự sống ngoài hành tinh, góp phần chứng minh con người không đơn độc trong vũ trụ rộng lớn này.
Mời độc giả xem video: Kho báu toàn siêu kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái đất.