Theo các nhà khoa học, các cực từ trên Trái đất có thể thay đổi. Cụ thể, các cực từ của hành tinh xanh có thể dịch chuyển, thậm chí đổi hướng hoàn toàn.Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, phân tích các loại đá núi lửa và phát hiện từ trường của Trái đất đã thay đổi nhiều lần. Sự kiện thay cực cuối cùng cách đây gần 10 triệu năm và có khả năng xảy ra trong tương lai.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao các cực từ trên Trái đất có thể thay đổi và quá trình đó diễn ra như thế nào.Vào thuở sơ khai, Trái đất từng có màu tím thay vì có màu xanh như hiện nay. Các nhà nghiên cứu lý giải hành tinh xanh có màu sắc như vậy là vì các vi sinh vật cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử không phải chất diệp lục để khai thác ánh sáng Mặt trời và phân tử này tạo ra màu tím cho các sinh vật.Shiladitya DasSarma - nhà vi sinh vật học kiêm giáo sư tại Đại học Maryland cho hay những sinh vật quang hợp đầu tiên trên Trái đất có thể không sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng Mặt trời mà là một sắc tố khác có tên retinal.Nhờ retinal, sinh vật thuở sơ khai trên Trái đất hấp thụ ánh sáng màu lục và phản xạ lại màu đỏ và tím nên khi trộn lẫn lại sẽ thành màu tím. Được biết, retinal tồn tại cho đến ngày nay trong cơ thể một số vi khuẩn.Hiện các nhà khoa học đang cố gắng giải mã sự sống trên Trái đất, bao gồm việc ban đầu hành tinh mà chúng ta đang sinh sống ban đầu có màu gì và đã thay đổi màu sắc theo thời gian như thế nào.Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện Trái đất đang quay nhanh hơn. Vào ngày 29/6/2022, Trái đất đã hoàn thành một ngày trong thời gian ngắn nhất, kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép dữ liệu vào những năm 1960. Theo đo đạc, quan sát của các nhà nghiên cứu, Trái đất quay hết một vòng nhanh hơn 1,59 mili giây so với bình thường.Judah Levine, giáo sư tại Đại học Colorado-Boulder và là chuyên gia lâu năm tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST), cho hay nhân loại sẽ có thể sẽ chứng kiến những ngày ngắn kỷ lục hơn khi Trái đất tiếp tục tăng tốc. Trung bình, Trái đất hoàn thành một vòng quay trên trục của nó sau mỗi 24 giờ hoặc mỗi 86.400 giây. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi ngày lại có độ dài không bằng chính xác với ngày trước đó.Giới nghiên cứu biết được những thay đổi đối với các lớp vỏ bên ngoài và bên trong Trái Đất cũng như yếu tố đại dương, thủy triều, khí hậu có thể ảnh hưởng đến tốc độ quay của hành tinh nhưng lại không thể biết điều gì đang thúc đẩy tốc độ quay của hành tinh xanh tăng lên.Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Theo các nhà khoa học, các cực từ trên Trái đất có thể thay đổi. Cụ thể, các cực từ của hành tinh xanh có thể dịch chuyển, thậm chí đổi hướng hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, phân tích các loại đá núi lửa và phát hiện từ trường của Trái đất đã thay đổi nhiều lần. Sự kiện thay cực cuối cùng cách đây gần 10 triệu năm và có khả năng xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao các cực từ trên Trái đất có thể thay đổi và quá trình đó diễn ra như thế nào.
Vào thuở sơ khai, Trái đất từng có màu tím thay vì có màu xanh như hiện nay. Các nhà nghiên cứu lý giải hành tinh xanh có màu sắc như vậy là vì các vi sinh vật cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử không phải chất diệp lục để khai thác ánh sáng Mặt trời và phân tử này tạo ra màu tím cho các sinh vật.
Shiladitya DasSarma - nhà vi sinh vật học kiêm giáo sư tại Đại học Maryland cho hay những sinh vật quang hợp đầu tiên trên Trái đất có thể không sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng Mặt trời mà là một sắc tố khác có tên retinal.
Nhờ retinal, sinh vật thuở sơ khai trên Trái đất hấp thụ ánh sáng màu lục và phản xạ lại màu đỏ và tím nên khi trộn lẫn lại sẽ thành màu tím. Được biết, retinal tồn tại cho đến ngày nay trong cơ thể một số vi khuẩn.
Hiện các nhà khoa học đang cố gắng giải mã sự sống trên Trái đất, bao gồm việc ban đầu hành tinh mà chúng ta đang sinh sống ban đầu có màu gì và đã thay đổi màu sắc theo thời gian như thế nào.
Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện Trái đất đang quay nhanh hơn. Vào ngày 29/6/2022, Trái đất đã hoàn thành một ngày trong thời gian ngắn nhất, kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép dữ liệu vào những năm 1960. Theo đo đạc, quan sát của các nhà nghiên cứu, Trái đất quay hết một vòng nhanh hơn 1,59 mili giây so với bình thường.
Judah Levine, giáo sư tại Đại học Colorado-Boulder và là chuyên gia lâu năm tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST), cho hay nhân loại sẽ có thể sẽ chứng kiến những ngày ngắn kỷ lục hơn khi Trái đất tiếp tục tăng tốc. Trung bình, Trái đất hoàn thành một vòng quay trên trục của nó sau mỗi 24 giờ hoặc mỗi 86.400 giây. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi ngày lại có độ dài không bằng chính xác với ngày trước đó.
Giới nghiên cứu biết được những thay đổi đối với các lớp vỏ bên ngoài và bên trong Trái Đất cũng như yếu tố đại dương, thủy triều, khí hậu có thể ảnh hưởng đến tốc độ quay của hành tinh nhưng lại không thể biết điều gì đang thúc đẩy tốc độ quay của hành tinh xanh tăng lên.
Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.