Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chiếc iPhone đang cầm trên tay lại có giá đắt đỏ đến như vậy và cần đến bao nhiêu kim loại để tạo nên một phiên bản hoàn chỉnh?Theo một nghiên cứu từ Motherboard, iPhone được tạo nên từ nhiều kim loại khác nhau bao gồm titan, sắt, vàng và một lượng lớn nhôm dùng để làm vỏ máy. Trong đó, nhôm chiếm khoảng 24% khối lượng của iPhone, tiếp theo là sắt với khoảng 14%, đồng chiếm 6% và coban chiếm 5% khối lượng của điện thoại.Ngoài các nguyên liệu kể trên, một số loại đất hiếm như yttrium và europium được cho là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cấu thành nên iPhone.Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng của điện thoại, nhưng chúng rất cần thiết cho việc chế tạo pin của điện thoại, làm màu sắc cho màn hình hiển thị và làm cho điện thoại rung khi có thông báo.Những nguyên liệu cực hiếm khác "phải có" trong chiếc iPhone như neodymium và dysprosium được sử dụng trong nam châm cũng quan trọng không kém.Neodymium củng cố từ trường nhưng hoạt động suy yếu dưới nhiệt độ cao, trong khi các động cơ sẽ tỏa nhiệt cao khi hoạt động. Bởi vậy dysprosium được thêm vào để giúp neodymium chống nóng.Không chỉ có điện thoại thông minh, Trung Quốc cung cấp gần 80% đất hiếm sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ bao gồm cả động cơ xe hybrid, xe điện và cả tên lửa, máy bay,...Tuy nhiên, việc khai thác những nguyên liệu này có thể gây ra sự kết hợp giữa các vật liệu phóng xạ và các chất gây ung thư, xâm nhập vào nguồn nước, đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Bên cạnh đó, thợ mỏ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, dễ mắc phải ung thư và nhiều bệnh khác.Vài tháng qua, Uỷ ban Năng lượng và Thiên nhiên tái tạo của Quốc hội Mỹ đã tổ chức nhiều phiên thảo luận về các vấn đề luật liên quan tới các nguyên liệu hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các quốc gia khác và cân nhắc cho phép khai thác trong các công viên quốc gia của Mỹ hay các hành tinh khác.Về phía Apple, theo Quartz, hãng cho biết đã sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất điện thoại thay cho đất hiếm nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động.Apple đã tái chế iPhone với 21 quy trình như thế nào? Nguồn: Youtube
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chiếc iPhone đang cầm trên tay lại có giá đắt đỏ đến như vậy và cần đến bao nhiêu kim loại để tạo nên một phiên bản hoàn chỉnh?
Theo một nghiên cứu từ Motherboard, iPhone được tạo nên từ nhiều kim loại khác nhau bao gồm titan, sắt, vàng và một lượng lớn nhôm dùng để làm vỏ máy. Trong đó, nhôm chiếm khoảng 24% khối lượng của iPhone, tiếp theo là sắt với khoảng 14%, đồng chiếm 6% và coban chiếm 5% khối lượng của điện thoại.
Ngoài các nguyên liệu kể trên, một số loại đất hiếm như yttrium và europium được cho là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cấu thành nên iPhone.
Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng của điện thoại, nhưng chúng rất cần thiết cho việc chế tạo pin của điện thoại, làm màu sắc cho màn hình hiển thị và làm cho điện thoại rung khi có thông báo.
Những nguyên liệu cực hiếm khác "phải có" trong chiếc iPhone như neodymium và dysprosium được sử dụng trong nam châm cũng quan trọng không kém.
Neodymium củng cố từ trường nhưng hoạt động suy yếu dưới nhiệt độ cao, trong khi các động cơ sẽ tỏa nhiệt cao khi hoạt động. Bởi vậy dysprosium được thêm vào để giúp neodymium chống nóng.
Không chỉ có điện thoại thông minh, Trung Quốc cung cấp gần 80% đất hiếm sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ bao gồm cả động cơ xe hybrid, xe điện và cả tên lửa, máy bay,...
Tuy nhiên, việc khai thác những nguyên liệu này có thể gây ra sự kết hợp giữa các vật liệu phóng xạ và các chất gây ung thư, xâm nhập vào nguồn nước, đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Bên cạnh đó, thợ mỏ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, dễ mắc phải ung thư và nhiều bệnh khác.
Vài tháng qua, Uỷ ban Năng lượng và Thiên nhiên tái tạo của Quốc hội Mỹ đã tổ chức nhiều phiên thảo luận về các vấn đề luật liên quan tới các nguyên liệu hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các quốc gia khác và cân nhắc cho phép khai thác trong các công viên quốc gia của Mỹ hay các hành tinh khác.
Về phía Apple, theo Quartz, hãng cho biết đã sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất điện thoại thay cho đất hiếm nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động.
Apple đã tái chế iPhone với 21 quy trình như thế nào? Nguồn: Youtube