Lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way được phát hiện qua kính viễn vọng Nobeyama 45M, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là giáo sư Tomoharu Oka thuộc Đại học Keio, Nhật Bản đã phát hiện một đám mây khí bí ẩn 200 năm ánh sáng nằm ở trung tâm thiên hà Milky Way. Các nhà khoa học gọi nó là CO-0,40-0,22.
Theo đó, đám mây khí này di chuyển với tốc độ 100 km mỗi giây.
Đám mây khí CO-0,40-0,22 có hình dạng elip, phân khúc nhỏ gọn, độ phân tán rộng.
Dựa vào tia X-ray và quan sát hồng ngoại, các nhà khoa học kết luận rằng đây có thể là dấu hiệu hình thành một siêu tân tinh nào đó hoặc khả năng lớn nhất là một lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way.
Đám mây khí CO-0,40-0,22 có khoảng cách 0,3 năm ánh sáng và có khối lượng tương đương 100.000 năng lượng mặt trời.
“Các số liệu trên đều chứng minh, khả năng lớn nhất là một lỗ đen thứ hai sắp được hình thành, tuy nhiên, kích thước lỗ đen này khá nhỏ.”. - Giáo sư Oka nói trong một bài viết.
Thông tin vừa được công bố trên tạp chí Astrophysical.