Theo các nhà khoa học, kính viễn vọng không gian James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật cổ xưa nhất vũ trụ tính đến thời điểm hiện nay. Lỗ đen này có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời. Nó còn là lỗ đen trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11.Lỗ đen "già" nhất vũ trụ mới bị kính viễn vọng không gian James Webb phát hiện khiến giới chuyên gia khá bối rối về cách nó được hình thành.Các chuyên gia cho hay, lỗ đen trên tồn tại trong vũ trụ trẻ đang phát sáng trong 1 tỉ năm đầu tiên. Trong thời gian qua, giới khoa học ước tính vũ trụ khoảng 13,8 tỉ tuổi.Điều này có nghĩa lỗ đen mới phát hiện có "tuổi đời" khoảng 13,3 tỉ tuổi, tức già hơn Trái Đất gần 8 tỉ tuổi.Điều khiến các chuyên gia tò mò là làm sao lỗ đen này có thể đạt kích thước khủng khiếp đến vậy chỉ vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về lỗ đen già nhất vũ trụ có thể giải mã bí ẩn về thuở sơ khai của vũ trụ."Chúng phải trải qua sự ra đời hoặc hình thành đặc biệt nào đó, với sự phát triển đặc biệt", Giáo sư Roberto Maiolino công tác tại Đại học Cambridge (Anh) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.Tiến sĩ Maiolino và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu ghi nhận từ Thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) và Camera cận hồng ngoại của kính viễn vọng James Webb để phát hiện ra sự tồn tại của lỗ đen già nhất vũ trụ.Theo nhóm nghiên cứu, lỗ đen già nhất vũ trụ có thể đã có quá trình hình thành không giống các lỗ đen ngày nay.Các chuyên gia đưa ra giả thuyết lỗ đen này được hình thành trực tiếp từ sự sụp đổ đột ngột của các đám mây khí khổng lồ hoặc các điều kiện vũ trụ sơ khai đã khiến các lỗ đen và cụm sao hợp nhất một cách nhanh chóng.Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Theo các nhà khoa học, kính viễn vọng không gian James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật cổ xưa nhất vũ trụ tính đến thời điểm hiện nay. Lỗ đen này có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời. Nó còn là lỗ đen trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11.
Lỗ đen "già" nhất vũ trụ mới bị kính viễn vọng không gian James Webb phát hiện khiến giới chuyên gia khá bối rối về cách nó được hình thành.
Các chuyên gia cho hay, lỗ đen trên tồn tại trong vũ trụ trẻ đang phát sáng trong 1 tỉ năm đầu tiên. Trong thời gian qua, giới khoa học ước tính vũ trụ khoảng 13,8 tỉ tuổi.
Điều này có nghĩa lỗ đen mới phát hiện có "tuổi đời" khoảng 13,3 tỉ tuổi, tức già hơn Trái Đất gần 8 tỉ tuổi.
Điều khiến các chuyên gia tò mò là làm sao lỗ đen này có thể đạt kích thước khủng khiếp đến vậy chỉ vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về lỗ đen già nhất vũ trụ có thể giải mã bí ẩn về thuở sơ khai của vũ trụ.
"Chúng phải trải qua sự ra đời hoặc hình thành đặc biệt nào đó, với sự phát triển đặc biệt", Giáo sư Roberto Maiolino công tác tại Đại học Cambridge (Anh) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Tiến sĩ Maiolino và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu ghi nhận từ Thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) và Camera cận hồng ngoại của kính viễn vọng James Webb để phát hiện ra sự tồn tại của lỗ đen già nhất vũ trụ.
Theo nhóm nghiên cứu, lỗ đen già nhất vũ trụ có thể đã có quá trình hình thành không giống các lỗ đen ngày nay.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết lỗ đen này được hình thành trực tiếp từ sự sụp đổ đột ngột của các đám mây khí khổng lồ hoặc các điều kiện vũ trụ sơ khai đã khiến các lỗ đen và cụm sao hợp nhất một cách nhanh chóng.
Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.