Từ lâu, các nhà khoa học tin rằng, lỗ đen "nuốt chửng" các ngôi sao. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây của các chuyên gia chỉ ra điều này có thể không chính xác đối với các lỗ đen có kích thước trung bình.Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mô phỏng về các lỗ đen có khối lượng khác nhau. Tiếp đến, họ đưa các ngôi sao có kích thước bằng Mặt trời đi qua lỗ đen. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy các lỗ đen có khối lượng trung bình chỉ "cắn" một vài vết từ các ngôi sao và bỏ phần còn lại.Trong mô phỏng, mỗi lần ngôi sao quay một vòng quanh lỗ đen thì lỗ đen sẽ "ăn" một miếng. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi ngôi sao chỉ còn lại phần lõi dày đặc, biến dạng. Lỗ đen sẽ thải phần lỗi này ra bên ngoài. Cuối cùng, phần lõi còn lại của ngôi sao bay qua thiên hà.Theo các nhà nghiên cứu, ngôi sao có thể hoàn thành tối đa 5 quỹ đạo quanh một lỗ đen có khối lượng trung bình trước khi phần lõi dày đặc bị thải ra ngoài. Trong mỗi vòng quay qua lỗ đen, ngôi sao bị "ăn" dần và mất từng phần khối lượng.“Không thể quan sát trực tiếp các lỗ đen vì chúng không phát ra ánh sáng. Thay vào đó, chúng ta phải xem xét sự tương tác giữa các lỗ đen và môi trường", Fulya Kıroğlu, nghiên cứu sinh vật lý thiên văn tại Đại học Khoa học và Nghệ thuật Weinberg và là tác giả chính của nghiên cứu, cho hay.Hiện các nhà vật lý thiên văn vẫn cố gắng chứng minh liệu các lỗ đen có khối lượng trung bình có thực sự tồn tại hay không.Bởi lẽ, trước đây, giới nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, khối lượng của một lỗ đen trung bình vào khoảng 3 - 10 lần khối lượng Mặt trời.Trong khi đó, lỗ đen siêu lớn thường nằm ở trung tâm của hầu hết thiên hà lớn và có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỷ lần Mặt trời.Tuy nhiên, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm được bằng chứng khoa học cho thấy sự tồn tại của lỗ đen có khối lượng trung bình.Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Từ lâu, các nhà khoa học tin rằng, lỗ đen "nuốt chửng" các ngôi sao. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây của các chuyên gia chỉ ra điều này có thể không chính xác đối với các lỗ đen có kích thước trung bình.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mô phỏng về các lỗ đen có khối lượng khác nhau. Tiếp đến, họ đưa các ngôi sao có kích thước bằng Mặt trời đi qua lỗ đen. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy các lỗ đen có khối lượng trung bình chỉ "cắn" một vài vết từ các ngôi sao và bỏ phần còn lại.
Trong mô phỏng, mỗi lần ngôi sao quay một vòng quanh lỗ đen thì lỗ đen sẽ "ăn" một miếng. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi ngôi sao chỉ còn lại phần lõi dày đặc, biến dạng. Lỗ đen sẽ thải phần lỗi này ra bên ngoài. Cuối cùng, phần lõi còn lại của ngôi sao bay qua thiên hà.
Theo các nhà nghiên cứu, ngôi sao có thể hoàn thành tối đa 5 quỹ đạo quanh một lỗ đen có khối lượng trung bình trước khi phần lõi dày đặc bị thải ra ngoài. Trong mỗi vòng quay qua lỗ đen, ngôi sao bị "ăn" dần và mất từng phần khối lượng.
“Không thể quan sát trực tiếp các lỗ đen vì chúng không phát ra ánh sáng. Thay vào đó, chúng ta phải xem xét sự tương tác giữa các lỗ đen và môi trường", Fulya Kıroğlu, nghiên cứu sinh vật lý thiên văn tại Đại học Khoa học và Nghệ thuật Weinberg và là tác giả chính của nghiên cứu, cho hay.
Hiện các nhà vật lý thiên văn vẫn cố gắng chứng minh liệu các lỗ đen có khối lượng trung bình có thực sự tồn tại hay không.
Bởi lẽ, trước đây, giới nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, khối lượng của một lỗ đen trung bình vào khoảng 3 - 10 lần khối lượng Mặt trời.
Trong khi đó, lỗ đen siêu lớn thường nằm ở trung tâm của hầu hết thiên hà lớn và có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỷ lần Mặt trời.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm được bằng chứng khoa học cho thấy sự tồn tại của lỗ đen có khối lượng trung bình.
Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.