Loài vi khuẩn có tên khoa học là Cupriavidus metallidurans, sống ở những vùng đất rất độc hại với nhiều loại kim loại nặng khác nhau, trong đó có chất độc hại vàng clorua (hay còn gọi là vàng lỏng). Cupriavidus metallidurans chính là tác nhân tạo ra loại vàng thứ sinh, hay loại vàng mà chúng ta vẫn thấy trong các mỏ quặng vàng ngày nay.
|
Vàng có được từ thí nghiệm của các nhà nghiên cứu. Ảnh Physorg |
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách, cho những vi khuẩn này "ăn" một lượng clorua vàng, trong khoảng một tuần, vi khuẩn biến đổi các độc tố và sản xuất ra vàng nguyên chất 24-karat. Các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình này theo đúng những gì xảy ra trong tự nhiên. Loài vi khuẩn Cupriavidus metallidurans hoạt hóa với loại enzyme đặc biệt tên là CupA, giúp phân tách các chất và bơm lượng kim loại dư thừa ra ngoài, giữ cho chúng tiếp tục sống khỏe mạnh.
“Trừ việc tồn tại quá nhiều kim loại nặng, đây là môi trường sinh sống cũng không đến nỗi tệ. Có đủ hydrogen để tạo năng lượng, và gần như chẳng có loài vi khuẩn nào khác cạnh tranh với chúng. Nếu chúng đã tồn tại được ở đây, chúng phải có cách để chịu được lượng độc chất kim loại nặng” – Giáo sư Dietrich H. Niels, chuyên ngành vi sinh vật thuộc đại học Martin Luther cho biết.
Các nhà khoa học tin tưởng phương pháp này sẽ có thể được sử dụng để làm giả kim, kết hợp với công nghệ sinh học chuyển từ vàng clorua dạng lỏng không có giá trị thành vàng 24-karat.
Các nhà nghiên cứu cũng cần thêm kinh phí để đầu tư thí nghiệm trên quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, một khi việc tạo thành công vàng theo cách này cũng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là lòng tham về lợi ích kinh tế, những tác động đến môi trường tự nhiên và các vấn đề đạo đức liên quan đến khoa học.