Thông qua kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành, các chuyên gia đã tìm ra kho kim cương 12,8 tỉ năm tuổi. Cụ thể, họ phát hiện bụi carbon giống kim cương trong 10 thiên hà hơn 12 tỉ năm tuổi.Theo các chuyên gia, những thiên hà trên có thể hình thành chỉ vài trăm năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ.Trước đây, giới khoa học tin rằng, các quá trình tạo ra và phân tán các nguyên tố nặng hơn như carbon sẽ mất nhiều thời gian hơn và không thể tồn tại trong những thiên hà trẻ như thế.Nhóm chuyên gia có phát hiện mới này khi thực hiện cuộc khảo sát xuyên không gian - thời gian 10 thiên hà cổ đại. Về nguyên tắc, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy về một vật thể có độ trễ tương ứng với thời gian mà ánh sáng từ vật thể ấy chạm đến Trái Đất.Thông qua việc quan sát các thiên hà cách Trái đất hàng tỉ năm ánh sáng, kính viễn vọng không gian James Webb đã giúp các nhà khoa học có được những hình ảnh quá khứ 12,8 tỉ năm trước của các thiên hà non trẻ và trong một vũ trụ cũng được hình thành chưa lâu.Bụi carbon mà các nhà khoa học phát hiện khi khảo sát xuyên không gian - thời gian 10 thiên hà cổ đại đã phát triển thành phân tử hydrocarbon thơm (PAH). Đây là phát hiện gây kinh ngạc.Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra vũ trụ sau vụ nổ Big Bang vốn rất đơn điệu, chủ yếu chỉ có hydro và heli.Theo các lý thuyết được giới nghiên cứu chấp nhận rộng rãi, các nguyên tố nặng hơn chỉ được tổng hợp rất lâu sau vụ nổ Big Bang. Quá trình này nhờ hàng triệu thế hệ sao. Hạt nhân của mỗi ngôi sao chính là lò phản ứng tạo nên những nguyên tố nặng hơn, để rồi bổ sung các nguyên tố đó vào vũ trụ khi chúng chết đi và nổ tung.Tiến sĩ Joris Witstok thuộc Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho hay nhóm chuyên gia đã xác định được PAH nhờ phân tích dữ liệu mà kính viễn vọng không gian James Webb thu được. Điều này khiến họ bắt đầu nghĩ đến các vật thể và sự kiện vật lý chưa từng biết khác có thể tạo ra các hạt carbon PAH.Nhóm nghiên cứu cho biết thêm carbon là "xương sống của mọi dạng sự sống" có thể phát sinh trong 10 thiên hà cổ xưa trên. Vì vậy, phát hiện mới cho thấy sự sống sơ khai có thể đã bắt đầu "ươm mầm" trong vũ trụ sớm hơn so với suy nghĩ trước đây của chúng ta. Sự sống trên Trái Đất cũng có thể còn rất non trẻ so với sự sống ở các hành tinh khác.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái Đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Thông qua kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành, các chuyên gia đã tìm ra kho kim cương 12,8 tỉ năm tuổi. Cụ thể, họ phát hiện bụi carbon giống kim cương trong 10 thiên hà hơn 12 tỉ năm tuổi.
Theo các chuyên gia, những thiên hà trên có thể hình thành chỉ vài trăm năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ.
Trước đây, giới khoa học tin rằng, các quá trình tạo ra và phân tán các nguyên tố nặng hơn như carbon sẽ mất nhiều thời gian hơn và không thể tồn tại trong những thiên hà trẻ như thế.
Nhóm chuyên gia có phát hiện mới này khi thực hiện cuộc khảo sát xuyên không gian - thời gian 10 thiên hà cổ đại. Về nguyên tắc, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy về một vật thể có độ trễ tương ứng với thời gian mà ánh sáng từ vật thể ấy chạm đến Trái Đất.
Thông qua việc quan sát các thiên hà cách Trái đất hàng tỉ năm ánh sáng, kính viễn vọng không gian James Webb đã giúp các nhà khoa học có được những hình ảnh quá khứ 12,8 tỉ năm trước của các thiên hà non trẻ và trong một vũ trụ cũng được hình thành chưa lâu.
Bụi carbon mà các nhà khoa học phát hiện khi khảo sát xuyên không gian - thời gian 10 thiên hà cổ đại đã phát triển thành phân tử hydrocarbon thơm (PAH). Đây là phát hiện gây kinh ngạc.
Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra vũ trụ sau vụ nổ Big Bang vốn rất đơn điệu, chủ yếu chỉ có hydro và heli.
Theo các lý thuyết được giới nghiên cứu chấp nhận rộng rãi, các nguyên tố nặng hơn chỉ được tổng hợp rất lâu sau vụ nổ Big Bang. Quá trình này nhờ hàng triệu thế hệ sao. Hạt nhân của mỗi ngôi sao chính là lò phản ứng tạo nên những nguyên tố nặng hơn, để rồi bổ sung các nguyên tố đó vào vũ trụ khi chúng chết đi và nổ tung.
Tiến sĩ Joris Witstok thuộc Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho hay nhóm chuyên gia đã xác định được PAH nhờ phân tích dữ liệu mà kính viễn vọng không gian James Webb thu được. Điều này khiến họ bắt đầu nghĩ đến các vật thể và sự kiện vật lý chưa từng biết khác có thể tạo ra các hạt carbon PAH.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm carbon là "xương sống của mọi dạng sự sống" có thể phát sinh trong 10 thiên hà cổ xưa trên. Vì vậy, phát hiện mới cho thấy sự sống sơ khai có thể đã bắt đầu "ươm mầm" trong vũ trụ sớm hơn so với suy nghĩ trước đây của chúng ta. Sự sống trên Trái Đất cũng có thể còn rất non trẻ so với sự sống ở các hành tinh khác.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái Đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.