Hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS) mới công bố một nghiên cứu cho thấy một thiên hà "siêu khổng lồ" đã biến đổi hình thái do hoạt động độc đáo bên trong lõi của nó. Theo đó, nó trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ cực hiếm trong vũ trụ. Đó chính là thiên hà PBC J2333.9-2343.PBC J2333.9-2343 nằm cách Trái đất gần 657 triệu năm ánh sáng và từng được các nhà khoa học phân loại là thiên hà vô tuyến.Trong nghiên cứu gần đây, các chuyên gia phát hiện thiên hà PBC J2333.9-2343 đã thay đổi hình thái và trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ với lõi blazar cũng như có đường kính lên tới 4 triệu năm ánh sáng.Theo giải thích của giới chuyên gia, blazar là một “nhân thiên hà hoạt động” (AGN). Nó phát ra tia gamma và sóng radio có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Blazar có năng lượng rất lớn và được xem là một trong những hiện tượng mạnh nhất trong vũ trụ.Các chuyên gia có phát hiện trên sau khi quan sát thấy các tia phát ra từ thiên hà PBC J2333.9-2343 đã mạnh lên một cách bất thường và chuyển hướng một góc lên tới 90 độ và hướng thẳng về phía Trái đất.Tiến sĩ Lorena Hernández-García công tác tại Viện Vật lý thiên văn MAS (Chile) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết thiên hà PBC J2333.9-2343 có những đặc tính kỳ lạ, cần phải lưu ý và quan sát thêm.Theo các chuyên gia, PBC J2333.9-2343 có sự biến đổi hình thái như trên có thể bắt nguồn từ blazar trong thiên hà này và hố đen ở trung tâm thiên hà.Khi đã chuyển hướng về phía Trái đất, các tia từ lõi blazar của thiên hà PBC J2333.9-2343 dễ dàng tăng cường độ, khiến một thiên hà ban đầu trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ.Hiện nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết thiên hà PBC J2333.9-2343 sẽ có những ảnh hưởng gì đến Trái đất. Do vậy, họ sẽ quan sát và theo dõi liên tục thiên hà này để có thể đưa ra những dự báo kịp thời.Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS) mới công bố một nghiên cứu cho thấy một thiên hà "siêu khổng lồ" đã biến đổi hình thái do hoạt động độc đáo bên trong lõi của nó. Theo đó, nó trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ cực hiếm trong vũ trụ. Đó chính là thiên hà PBC J2333.9-2343.
PBC J2333.9-2343 nằm cách Trái đất gần 657 triệu năm ánh sáng và từng được các nhà khoa học phân loại là thiên hà vô tuyến.
Trong nghiên cứu gần đây, các chuyên gia phát hiện thiên hà PBC J2333.9-2343 đã thay đổi hình thái và trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ với lõi blazar cũng như có đường kính lên tới 4 triệu năm ánh sáng.
Theo giải thích của giới chuyên gia, blazar là một “nhân thiên hà hoạt động” (AGN). Nó phát ra tia gamma và sóng radio có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Blazar có năng lượng rất lớn và được xem là một trong những hiện tượng mạnh nhất trong vũ trụ.
Các chuyên gia có phát hiện trên sau khi quan sát thấy các tia phát ra từ thiên hà PBC J2333.9-2343 đã mạnh lên một cách bất thường và chuyển hướng một góc lên tới 90 độ và hướng thẳng về phía Trái đất.
Tiến sĩ Lorena Hernández-García công tác tại Viện Vật lý thiên văn MAS (Chile) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết thiên hà PBC J2333.9-2343 có những đặc tính kỳ lạ, cần phải lưu ý và quan sát thêm.
Theo các chuyên gia, PBC J2333.9-2343 có sự biến đổi hình thái như trên có thể bắt nguồn từ blazar trong thiên hà này và hố đen ở trung tâm thiên hà.
Khi đã chuyển hướng về phía Trái đất, các tia từ lõi blazar của thiên hà PBC J2333.9-2343 dễ dàng tăng cường độ, khiến một thiên hà ban đầu trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ.
Hiện nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết thiên hà PBC J2333.9-2343 sẽ có những ảnh hưởng gì đến Trái đất. Do vậy, họ sẽ quan sát và theo dõi liên tục thiên hà này để có thể đưa ra những dự báo kịp thời.
Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.