Phát hiện cục kim loại, lão nông làm hồi sinh "kim mã" gần 1800 tỷ đồng

Google News

Do mải làm việc, ông lão đặt vật lạ sang một bên. Sau khi làm xong, ông đến kiểm tra kỹ thì thấy dưới lớp bùn đất tỏa ra ánh vàng.

Vào những năm 1980, có một ngôi làng nhỏ ở Thiểm Tây, Trung Quốc sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ, lão nông trong làng đã vô tình cuốc được một cục kim loại. Do mải làm việc, ông lão đặt vật lạ sang một bên. Sau khi làm xong, ông đến kiểm tra kỹ thì thấy dưới lớp bùn đất tỏa ra ánh vàng.
Sự việc này khiến dân làng vô cùng ngạc nhiên và vội báo cho các ban ngành liên quan. Sau khi các chuyên gia đến hiện trường tiến hành khai quật khu vực thì phát hiện ở đây có một ngôi mộ từ thời Tây Hán.
Phat hien cuc kim loai, lao nong lam hoi sinh
Trong số những di vật được tìm thấy thì cục kim loại mà lão nông tìm thấy có giá trị hơn cả. Thực tế, đây là con ngựa mạ vàng, ước tính trị giá khoảng 500 triệu NDT (khoảng 1772 tỷ đồng).
Ngựa vàng Tây Hán nặng 36 kg, cao tổng cộng 62 cm, dài 76 cm. Dáng điệu của bức tượng uyển chuyển, ngoại hình cân đối, tinh xảo, toát ra khí phách vô cùng đặc biệt. Hơn thế, nó vẫn còn sáng bóng dù đã tồn tại hàng ngàn năm.
Con ngựa mạ vàng này được tạo ra vô cùng tỉ mỉ. Các chuyên gia cho biết nó có 6 răng, hàm thỏ, long nhãn, lông dưới tai, trên cổ có vằn vện, bụng cong, cơ rắn chắc, đuôi hàn, cơ và xương đều khắc ở phù hợp với giải phẫu học.
Trong các tư liệu lịch sử, tiểu sử hay các tác phẩm văn học Trung Quốc, hình tượng 'kim mã' không còn quá xa lạ. Tuy nhiên từ trước đến nay, chưa ai thấy nhìn thấy nguyên mẫu của ngựa vàng. Đây là lần đầu tiên 'kim mã' được khai quật.
Phat hien cuc kim loai, lao nong lam hoi sinh
Hình dáng của con ngựa mạ vàng được khắc họa với vẻ điềm tĩnh nhưng không hề tầm thường. Thiết kế của nó tự nhiên và đơn giản nhưng tổng thể giống như thật và đầy sức sống.
Con ngựa này không được làm bằng vàng ròng nguyên chất mà chỉ được mạ một lớp ở bên ngoài, nhưng nó cực kỳ đắt giá! Vì sao vậy?
Theo các nhà nghiên cứu, 'kim mã' thực chất được làm bằng đồng bên trong và mạ vàng bên ngoài, vì vậy toàn thân có màu vàng óng ánh. Lý do nằm ở kỹ thuật mạ vàng cổ đại đã tạo ra nó!
Con ngựa này có toàn thân có màu vàng sáng bóng và cực kỳ bền. Điều này cho thấy nghề thủ công nung chảy và mạ vàng của người xưa đã đạt đến mức hoàn hảo. Do đó, đây là một bảo vật quốc gia quý hiếm cả về giá trị văn hóa lẫn lịch sử.
Nó đã chứng kiến thời điểm đỉnh cao huy hoàng của nghệ thuật và thủ công cổ đại của Trung Quốc. Đồng thời, 'kim mã' cũng phản ánh trí tuệ và kỹ năng tuyệt vời của những người thợ thời xưa. Nó cho thấy Trung Quốc đã có một nền văn minh huy hoàng trong thời Tây Hán.
Đồng thời, vẻ đẹp khác biệt của nó cũng thể hiện trí tuệ kiệt xuất của những người thợ thời kỳ này.
Sự kiện phát hiện con ngựa vàng đã gây chấn động mạnh vào thời điểm đó. Ngựa mạ vàng thời Tây Hán là một di tích văn hóa hiếm có của Trung Quốc. Nó có giá trị lịch sử, khảo cổ, văn hóa cũng như khoa học vô cùng to lớn.
Theo Thuy Anh / Toquoc

>> xem thêm

Bình luận(0)