Thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời đột ngột vào ngày 9/12 đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước. Ai cũng bàng hoàng và đau xót, tiếc thương cho một tài năng đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao khán giả.Rất nhiều người đã có mặt tại nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) để đưa tiễn nam nghệ sĩ đoạn đường cuối cùng. Tuy nhiên, theo phản ánh sự xuất hiện của một bộ phận người mang máy đến livestream đã gây phản cảm và khó chịu cho khách đến viếng.Họ chen chúc, xô đẩy nhau chỉ để có những góc livestream rõ nhất để đăng lên mạng xã hội câu view. Vì biết rằng sẽ có nhiều đồng nghiệp đến viếng cố nghệ sĩ nên họ chuẩn bị sẵn điện thoại để livestream. Mỗi khi có nghệ sĩ xuất hiện, nhóm người này lập tức hô tên, thuyết minh thời gian, địa điểm, kêu gọi thả tim... tạo nên hình ảnh nhộn nhạo, phản cảm.Diễn viên Hiếu Hiền gây phẫn nộ khi liên tục chia sẻ những bài viết khai thác nhiều khía cạnh xung quanh cái chết của đàn anh quá cố. Thậm chí, vợ chồng Hiếu Hiền còn vào tận nhà xác để quay video và chiếu trực tiếp những khoảnh khắc nhân viên bàn giao thi thể của nghệ sĩ Chí Tài.Trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều người lại không đeo khẩu trang bất chấp đang ở nơi đông người. Cơ quan chức năng phải có mặt để điều tiết giao thông.Thậm chí, những người này còn cầm máy đi hỏi cảm xúc của những người xung quanh rồi nhắn nhủ: “Vào chia sẻ để mọi người cùng vào thương tiếc nghệ sĩ Chí Tài", “Hãy theo dõi để tiếp tục cập nhật thông tin"...Dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra nhưng nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem chỉ sau vài giờ đăng tải.Vào tháng 4/2019, đám tang nghệ sĩ hài Anh Vũ cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Bên cạnh những người yêu mến xót thương cho cố nghệ sĩ, thì còn có hàng trăm YouTuber chờ chực, lấn lối gây phiền nhiễu đến không gian tâm linh trong đám tang.Việc lợi dụng đám tang của các nghệ sĩ để câu view, câu like gây phiền phức, phản cảm đã diễn ra từ lâu và không có dấu hiệu dừng lại.Tại một nơi cần sự yên tĩnh và trang trọng để tiễn đưa linh cữu người đã khuất lại xuất hiện tràn lan máy quay, điện thoại di động để phát trực tiếp. Điều đó dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn, phản cảm.Cuối tháng 3/2020, tại đám tang nghệ sĩ Mai Phương cũng đã diễn ra tình trạng tương tự.Thậm chí, không tiếp cận được đám tang diễn viên Mai Phương, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để câu kéo người xem.Với tiêu đề, “Trực tiếp đám tang diễn viên Mai Phương” thu hút được hơn 22.000 lượt xem chỉ trong một ngày. Tuy vậy, video được phát thực chất là một đám tang được quay ở Trung Quốc. Di ảnh trên quan tài cũng là hình một người đàn ông chứ không phải diễn viên Mai Phương.Việc quay, chụp, livestream bất cứ ai đều phải có sự đồng ý của chủ thể. Nếu tự ý quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người đó mà xâm phạm nhân phẩm danh dự của người đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời đột ngột vào ngày 9/12 đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước. Ai cũng bàng hoàng và đau xót, tiếc thương cho một tài năng đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao khán giả.
Rất nhiều người đã có mặt tại nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) để đưa tiễn nam nghệ sĩ đoạn đường cuối cùng. Tuy nhiên, theo phản ánh sự xuất hiện của một bộ phận người mang máy đến livestream đã gây phản cảm và khó chịu cho khách đến viếng.
Họ chen chúc, xô đẩy nhau chỉ để có những góc livestream rõ nhất để đăng lên mạng xã hội câu view. Vì biết rằng sẽ có nhiều đồng nghiệp đến viếng cố nghệ sĩ nên họ chuẩn bị sẵn điện thoại để livestream. Mỗi khi có nghệ sĩ xuất hiện, nhóm người này lập tức hô tên, thuyết minh thời gian, địa điểm, kêu gọi thả tim... tạo nên hình ảnh nhộn nhạo, phản cảm.
Diễn viên Hiếu Hiền gây phẫn nộ khi liên tục chia sẻ những bài viết khai thác nhiều khía cạnh xung quanh cái chết của đàn anh quá cố. Thậm chí, vợ chồng Hiếu Hiền còn vào tận nhà xác để quay video và chiếu trực tiếp những khoảnh khắc nhân viên bàn giao thi thể của nghệ sĩ Chí Tài.
Trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều người lại không đeo khẩu trang bất chấp đang ở nơi đông người. Cơ quan chức năng phải có mặt để điều tiết giao thông.
Thậm chí, những người này còn cầm máy đi hỏi cảm xúc của những người xung quanh rồi nhắn nhủ: “Vào chia sẻ để mọi người cùng vào thương tiếc nghệ sĩ Chí Tài", “Hãy theo dõi để tiếp tục cập nhật thông tin"...
Dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra nhưng nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem chỉ sau vài giờ đăng tải.
Vào tháng 4/2019, đám tang nghệ sĩ hài Anh Vũ cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Bên cạnh những người yêu mến xót thương cho cố nghệ sĩ, thì còn có hàng trăm YouTuber chờ chực, lấn lối gây phiền nhiễu đến không gian tâm linh trong đám tang.
Việc lợi dụng đám tang của các nghệ sĩ để câu view, câu like gây phiền phức, phản cảm đã diễn ra từ lâu và không có dấu hiệu dừng lại.
Tại một nơi cần sự yên tĩnh và trang trọng để tiễn đưa linh cữu người đã khuất lại xuất hiện tràn lan máy quay, điện thoại di động để phát trực tiếp. Điều đó dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn, phản cảm.
Cuối tháng 3/2020, tại đám tang nghệ sĩ Mai Phương cũng đã diễn ra tình trạng tương tự.
Thậm chí, không tiếp cận được đám tang diễn viên Mai Phương, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để câu kéo người xem.
Với tiêu đề, “Trực tiếp đám tang diễn viên Mai Phương” thu hút được hơn 22.000 lượt xem chỉ trong một ngày. Tuy vậy, video được phát thực chất là một đám tang được quay ở Trung Quốc. Di ảnh trên quan tài cũng là hình một người đàn ông chứ không phải diễn viên Mai Phương.
Việc quay, chụp, livestream bất cứ ai đều phải có sự đồng ý của chủ thể. Nếu tự ý quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người đó mà xâm phạm nhân phẩm danh dự của người đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật.