Ông lão nhặt 2 con chim về nhà nuôi nhưng ngay lập tức “tiễn khách”

Google News

Hai chú chim này có lai lịch gì đặc biệt khiến ông lão nhận nuôi chúng phải lập tức "tiễn khách" khi có người nói về chúng? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây.

Ông lão đã nhận nuôi 2 chú chim như thế nào?
Ngày nay, có không ít người lớn tuổi lựa chọn nuôi thêm thú cưng để bầu bạn cùng mình trong những năm tháng an hưởng tuổi già. Và ông lão trong câu chuyện dưới đây cũng không phải ngoại lệ.
Thế nhưng chắc hẳn cụ ông này có nằm mơ cũng không thể ngờ rằng mình lại bị "sờ gáy" vì sở thích tưởng chừng như vô cùng lành mạnh này.
Ong lao nhat 2 con chim ve nha nuoi nhung ngay lap tuc “tien khach”
 
Khi tiến lại gần hơn, ông mới nhận ra đó là hai chú chim non. Thế nhưng điều kỳ lạ hơn cả là dáng vẻ của chúng dường như không giống với các loài chim thường gặp.
Tuy nhiên vì sẵn có sở thích nuôi thú cưng, lại thêm việc rất vừa mắt với hai anh bạn nhỏ này, ông lão liền quyết định đem chúng về nhà chăm sóc. Một thời gian sau, hai chú chim dần trưởng thành, dáng vẻ khác biệt của chúng càng lúc càng trở nên rõ ràng và nổi bật hơn.
Vì sao ông lão phải thả 2 chú chim non đi?
Cho tới một ngày nọ, nhân viên bảo hộ động vật quốc gia bất ngờ tìm đến nhà của ông lão. Điều này khiến ông cảm thấy vô cùng bất ngờ và hoang mang.
Người nhân viên công vụ kia đã khẳng định một cách đanh thép rằng ông có hành vi phạm pháp vì nuôi dưỡng trái phép động vật hoang dã trong nhà.
Hóa ra, hai con chim kia không phải là loài chim thông thường mà lại thuộc giống cú lợn lưng xám.
Ở đất nước của họ, đây là loài vật được xếp vào nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại hay mục đích cá nhân.
Và mặc dù rất không nỡ lòng, thế nhưng ông lão chẳng còn cách nào khác, chỉ có thể giao lại hai chú cú ấy cho họ để chúng được đưa tới môi trường sống phù hợp hơn mà thôi...
Ở Việt Nam có ba loài thuộc họ này. Kích thước 34 – 36cm, mặt nhìn giống lợn nhà và tiếng kêu rất đặc trưng: “éc éc” như tiếng lợn. Trên lưng có màu nâu xám, mặt có màu trắng và dưới bụng có các chấm đen. Chúng làm tổ trong hốc cây và một số ít trên nóc nhà. Loài này chủ yếu sống ở khu vực thành thị và phân bố đều trong cả nước. Hiện nay, số lượng cá thể loài này giảm dần, ít gặp ở thành thị hơn so với khoảng năm năm trước.
Theo Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)