Nếu chỉ nhìn như thế này, giun Bobbit (tên khoa học là Eunice aphroditois) khá xinh xắn và bắt mắt với diện mạo rực rỡ và những chiếc râu vươn lên mạnh mẽ.Tuy nhiên, nếu chứng kiến nó săn mồi thì bạn sẽ còn ấn tượng hơn bởi nó có thể săn mồi chỉ trong chớp mắt.Hơn nữa, chúng còn sở hữu đôi hàm sắc bén có thể cắt đôi con mồi và chất độc cực mạnh, khiến con mồi mê man, thậm chí tử vong tại chỗ.Mặc dù có vẻ vô hại nhưng Genus glycera – một loài trùn đất sống dưới đáy biển lại được trang bị bốn chiếc càng rỗng bằng đồng kết tinh atacamite.Để có được bốn chiếc răng nang này, trùn đất phải có khả năng chịu được hàm lượng đồng cực lớn trong cơ thể - lớn đến mức có thể đầu độc các sinh vật khác.Các nhà khoa học tin rằng đồng chính là chất kích hoạt nọc độc của con quái vật nhỏ bé này. Khi cắn vào con mồi, bốn chiếc răng nanh như bốn chiếc móc, móc chặt vào con mồi.Những con giun đốt Palolo dài tới hơn 30cm này (tên khoa học là Palola viridis) có nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương, thường sử dụng hàm để chui sâu vào san hô và sống ở đó suốt đời.Trong suốt thời gian đó, chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và ngày càng trở nên nhung nhúc bên trong rạn san hô.Giun cây thông giáng sinh có lẽ là loài giun biển đẹp lung linh mà không hề đáng sợ trong danh sách này.Cũng ký sinh trên những rạn san hô, loài giun này phát triển thành hình dạng cây thông giáng sinh với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt.Giun phát sáng Bermuda khiến người ta sợ hãi bởi màu xanh ma quái như những bóng ma trôi lững lờ giữa đại dương.Không chỉ thế, những con cái còn di chuyển theo đàn để thu hút con đực nhưng không giao phối trực tiếp mà cả hai đều bơm trứng và tinh trùng vào nước biển rồi để chúng tự kết hợp với nhau.
Nếu chỉ nhìn như thế này, giun Bobbit (tên khoa học là Eunice aphroditois) khá xinh xắn và bắt mắt với diện mạo rực rỡ và những chiếc râu vươn lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nếu chứng kiến nó săn mồi thì bạn sẽ còn ấn tượng hơn bởi nó có thể săn mồi chỉ trong chớp mắt.
Hơn nữa, chúng còn sở hữu đôi hàm sắc bén có thể cắt đôi con mồi và chất độc cực mạnh, khiến con mồi mê man, thậm chí tử vong tại chỗ.
Mặc dù có vẻ vô hại nhưng Genus glycera – một loài trùn đất sống dưới đáy biển lại được trang bị bốn chiếc càng rỗng bằng đồng kết tinh atacamite.
Để có được bốn chiếc răng nang này, trùn đất phải có khả năng chịu được hàm lượng đồng cực lớn trong cơ thể - lớn đến mức có thể đầu độc các sinh vật khác.
Các nhà khoa học tin rằng đồng chính là chất kích hoạt nọc độc của con quái vật nhỏ bé này. Khi cắn vào con mồi, bốn chiếc răng nanh như bốn chiếc móc, móc chặt vào con mồi.
Những con giun đốt Palolo dài tới hơn 30cm này (tên khoa học là Palola viridis) có nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương, thường sử dụng hàm để chui sâu vào san hô và sống ở đó suốt đời.
Trong suốt thời gian đó, chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và ngày càng trở nên nhung nhúc bên trong rạn san hô.
Giun cây thông giáng sinh có lẽ là loài giun biển đẹp lung linh mà không hề đáng sợ trong danh sách này.
Cũng ký sinh trên những rạn san hô, loài giun này phát triển thành hình dạng cây thông giáng sinh với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt.
Giun phát sáng Bermuda khiến người ta sợ hãi bởi màu xanh ma quái như những bóng ma trôi lững lờ giữa đại dương.
Không chỉ thế, những con cái còn di chuyển theo đàn để thu hút con đực nhưng không giao phối trực tiếp mà cả hai đều bơm trứng và tinh trùng vào nước biển rồi để chúng tự kết hợp với nhau.