Qua bộ dữ liệu thu được từ các chuyến bay khảo sát ngoài khơi Chile và Costa Rica trước đây, các nhà khoa học nhận thấy bụi thổi ở vùng này giàu I-ốt đến kinh ngạc.Quan sát khác từ nguồn bụi sa mạc từ Atacama và Schura ở Chile và Peru cho thấy I-ốt trong đó bị biến thành dạng khí nhanh chóng.Một nghiên cứu mới đây của nhóm khoa học gia từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho thấy I-ốt - một hóa chất phổ biến trong đất và dễ dàng bay lên khí quyển theo bụi sa mạc, có khả năng tẩy sạch nhiều dạng khí ô nhiễm trong đó có Ozone.Tuy nhiên, điều đó cũng khiến nhiều khí nhà kính khác tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc tuy tẩy bớt những thứ có độc khi chúng ta hít vào, nhưng lại góp phần làm nóng lên toàn cầu.Các nhà khoa học cảnh báo, nếu nó bốc lên đủ cao, không phải từ bụi sa mạc, mà khi đã bị biến đổi và ẩn trong các phân tử khí, có thể là thông qua một số hoạt động công nghiệp của con người, nó sẽ ăn mòn tầng Ozone.Tầng Ozone là lớp bảo vệ quan trọng cho Trái Đất khỏi bức xạ gây hại. "Do vậy, cần tránh bổ sung I-ốt vào tầng bình lưu" - giáo sư Rainer Volkamer, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo.Nghiên cứu này đã giúp nhà khoa học đánh giá toàn diện hơn về mối liên quan giữa chu trình đất và khí quyển, từ đó có những chiến lược chuẩn xác hơn trong nỗ lực làm sạch không khí địa cầu, chống lại biến đổi khí hậu.Tuy nhiên nguyên nhân vì sao I-ốt biến đổi còn cần phải phân tích thêm nhưng các nhà khoa học ghi ngờ là do tác động từ một hoạt động nào đó của con người.Tầng ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn ozone. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời.Kích thước của tầng khí này không dày, nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ trái đất. Trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất có rất nhiều tia có hại.Ảnh hưởng này rõ nét nhất đối với các tế bào da. Ánh sáng cực tím gây bỏng nắng và tổn thương mặt do làm hỏng các cấu trúc tế bào. UVA (sóng dài) gây ra lão hóa và UVB (sóng ngắn) gây bỏng.Trên thực tế còn có UVC sức công phá lớn nhất. Là nguyên nhân gây ung thư da nhưng tia này đã bị chặn lại bởi tầng ozone (nếu tầng ozone bị thủng, hậu quả thật khôn lường). Hiện tượng suy giảm tầng ozone cũng là một trong những yếu tố gây ra biến đổi khí hậu.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Qua bộ dữ liệu thu được từ các chuyến bay khảo sát ngoài khơi Chile và Costa Rica trước đây, các nhà khoa học nhận thấy bụi thổi ở vùng này giàu I-ốt đến kinh ngạc.
Quan sát khác từ nguồn bụi sa mạc từ Atacama và Schura ở Chile và Peru cho thấy I-ốt trong đó bị biến thành dạng khí nhanh chóng.
Một nghiên cứu mới đây của nhóm khoa học gia từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho thấy I-ốt - một hóa chất phổ biến trong đất và dễ dàng bay lên khí quyển theo bụi sa mạc, có khả năng tẩy sạch nhiều dạng khí ô nhiễm trong đó có Ozone.
Tuy nhiên, điều đó cũng khiến nhiều khí nhà kính khác tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc tuy tẩy bớt những thứ có độc khi chúng ta hít vào, nhưng lại góp phần làm nóng lên toàn cầu.
Các nhà khoa học cảnh báo, nếu nó bốc lên đủ cao, không phải từ bụi sa mạc, mà khi đã bị biến đổi và ẩn trong các phân tử khí, có thể là thông qua một số hoạt động công nghiệp của con người, nó sẽ ăn mòn tầng Ozone.
Tầng Ozone là lớp bảo vệ quan trọng cho Trái Đất khỏi bức xạ gây hại. "Do vậy, cần tránh bổ sung I-ốt vào tầng bình lưu" - giáo sư Rainer Volkamer, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo.
Nghiên cứu này đã giúp nhà khoa học đánh giá toàn diện hơn về mối liên quan giữa chu trình đất và khí quyển, từ đó có những chiến lược chuẩn xác hơn trong nỗ lực làm sạch không khí địa cầu, chống lại biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên nguyên nhân vì sao I-ốt biến đổi còn cần phải phân tích thêm nhưng các nhà khoa học ghi ngờ là do tác động từ một hoạt động nào đó của con người.
Tầng ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn ozone. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời.
Kích thước của tầng khí này không dày, nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ trái đất. Trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất có rất nhiều tia có hại.
Ảnh hưởng này rõ nét nhất đối với các tế bào da. Ánh sáng cực tím gây bỏng nắng và tổn thương mặt do làm hỏng các cấu trúc tế bào. UVA (sóng dài) gây ra lão hóa và UVB (sóng ngắn) gây bỏng.
Trên thực tế còn có UVC sức công phá lớn nhất. Là nguyên nhân gây ung thư da nhưng tia này đã bị chặn lại bởi tầng ozone (nếu tầng ozone bị thủng, hậu quả thật khôn lường). Hiện tượng suy giảm tầng ozone cũng là một trong những yếu tố gây ra biến đổi khí hậu.