Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Curtin (Australia) mới công bố báo cáo về việc phát hiện ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút. Điều này làm dấy lên hoài nghi đó có phải tín hiệu của người ngoài hành tinh.Cụ thể, nhóm chuyên gia cho hay ngôi sao phát ra xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10.Điều này cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Các chuyên gia cảm thấy bất ngờ và khó hiểu khi chu kỳ này lặp lại chính xác là sau 22 phút.Theo nhóm nghiên cứu, hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm. Từ đây, họ suy đoán liệu ngôi sao liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút có liên quan đến sự sống ngoài hành tinh hay không.Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho hay sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước.Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh. Vụ nổ diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao.Năm 2022, thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện sao nam châm có tên GPM J1839−10, cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Scutum.Tuy nhiên, khi kiểm tra dữ liệu từ những kính thiên văn vô tuyến trên khắp thế giới, nhóm của Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker nhận ra GPM J1839−10 đã được ghi nhận từ năm 1988.Điều này càng khiến nhóm nghiên cứu tò mò hơn về sự hình thành của sao nam châm GPM J1839−10 cũng như xung sóng vô tuyến của nó lặp lại một cách đều đặn. Nếu giải mã được những bí ẩn này thì giới khoa học có thể tìm ra mối liên hệ với sự sống ngoài hành tinh.Mời độc giả xem video: Giả thuyết về sự tồn tại người ngoài hành tinh gây “chấn động”.
Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Curtin (Australia) mới công bố báo cáo về việc phát hiện ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút. Điều này làm dấy lên hoài nghi đó có phải tín hiệu của người ngoài hành tinh.
Cụ thể, nhóm chuyên gia cho hay ngôi sao phát ra xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10.
Điều này cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Các chuyên gia cảm thấy bất ngờ và khó hiểu khi chu kỳ này lặp lại chính xác là sau 22 phút.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm. Từ đây, họ suy đoán liệu ngôi sao liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút có liên quan đến sự sống ngoài hành tinh hay không.
Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho hay sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước.
Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh. Vụ nổ diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao.
Năm 2022, thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện sao nam châm có tên GPM J1839−10, cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Scutum.
Tuy nhiên, khi kiểm tra dữ liệu từ những kính thiên văn vô tuyến trên khắp thế giới, nhóm của Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker nhận ra GPM J1839−10 đã được ghi nhận từ năm 1988.
Điều này càng khiến nhóm nghiên cứu tò mò hơn về sự hình thành của sao nam châm GPM J1839−10 cũng như xung sóng vô tuyến của nó lặp lại một cách đều đặn. Nếu giải mã được những bí ẩn này thì giới khoa học có thể tìm ra mối liên hệ với sự sống ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Giả thuyết về sự tồn tại người ngoài hành tinh gây “chấn động”.