Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia NASA thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học hé lộ có một "bảo bối" có thể giúp con người hít thở trên sao Hỏa.Cụ thể, nghiên cứu của NASA chỉ ra vi khuẩn lam (còn gọi là tảo lam, tảo lục lam và có tên khoa học là cyanobacterium) có thể phát triển thuận lợi trong điều kiện khí quyển của Sao Hỏa.Theo các chuyên gia, vi khuẩn lam là một trong những sinh vật đầu tiên có mặt trên hành tinh xanh. Chúng xuất hiện khi bầu khi quyển của Trái Đất hoàn toàn không tồn tại những điều kiện phù hợp với sự sống như ngày nay.Sự bùng nổ toàn cầu của vi khuẩn lam vào khoảng 2,4 tỉ năm trước đã tạo nên bầu không khí giúp chúng ta hít thở như ngày nay. Điều này xuất phát từ việc vi khuẩn lam đã bơm oxy vào khí quyển khi quang hợp.Điều này có nghĩa vi khuẩn lam đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Trái Đất từ một nơi không thích hợp cho sự sống thành một hành tinh mà con người và các loài động thực vật có thể sinh sống, phát triển.Chính vì vậy, các nhà khoa học của NASA hy vọng vi khuẩn lam có thể làm được điều tương tự trên Sao Hỏa.Để điều này xảy ra, các chuyên gia đang nỗ lực biến sao Hỏa thành môi trường phù hợp với vi khuẩn. Trở ngại duy nhất mà họ đối mặt là áp suất trên Sao Hỏa quá thấp. Điều này khiến việc duy trì nước ở trạng thái lỏng khó khăn trong khi vi khuẩn lam cần nước để phát triển.Để khắc phục tình huống này, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm cả nhà sinh vật học thiên văn Cyprien Verseux, đã tạo ra một lò phản ứng sinh học có tên Atmos.Atmos là tên viết tắt của Atmosphere Tester for Mars-bound Organic Systems hay "Máy kiểm tra khí quyển cho các hệ thống hữu cơ liên kết với sao Hỏa".Các chuyên gia hy vọng Atmos sẽ trở thành "vườn ươm" vi khuẩn lam trên Sao Hỏa từ đó tiến dần đến mục tiêu tạo ra oxy trên hành tinh đỏ để con người có thể hít thở như trên Trái đất.Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia NASA thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học hé lộ có một "bảo bối" có thể giúp con người hít thở trên sao Hỏa.
Cụ thể, nghiên cứu của NASA chỉ ra vi khuẩn lam (còn gọi là tảo lam, tảo lục lam và có tên khoa học là cyanobacterium) có thể phát triển thuận lợi trong điều kiện khí quyển của Sao Hỏa.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn lam là một trong những sinh vật đầu tiên có mặt trên hành tinh xanh. Chúng xuất hiện khi bầu khi quyển của Trái Đất hoàn toàn không tồn tại những điều kiện phù hợp với sự sống như ngày nay.
Sự bùng nổ toàn cầu của vi khuẩn lam vào khoảng 2,4 tỉ năm trước đã tạo nên bầu không khí giúp chúng ta hít thở như ngày nay. Điều này xuất phát từ việc vi khuẩn lam đã bơm oxy vào khí quyển khi quang hợp.
Điều này có nghĩa vi khuẩn lam đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Trái Đất từ một nơi không thích hợp cho sự sống thành một hành tinh mà con người và các loài động thực vật có thể sinh sống, phát triển.
Chính vì vậy, các nhà khoa học của NASA hy vọng vi khuẩn lam có thể làm được điều tương tự trên Sao Hỏa.
Để điều này xảy ra, các chuyên gia đang nỗ lực biến sao Hỏa thành môi trường phù hợp với vi khuẩn. Trở ngại duy nhất mà họ đối mặt là áp suất trên Sao Hỏa quá thấp. Điều này khiến việc duy trì nước ở trạng thái lỏng khó khăn trong khi vi khuẩn lam cần nước để phát triển.
Để khắc phục tình huống này, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm cả nhà sinh vật học thiên văn Cyprien Verseux, đã tạo ra một lò phản ứng sinh học có tên Atmos.
Atmos là tên viết tắt của Atmosphere Tester for Mars-bound Organic Systems hay "Máy kiểm tra khí quyển cho các hệ thống hữu cơ liên kết với sao Hỏa".
Các chuyên gia hy vọng Atmos sẽ trở thành "vườn ươm" vi khuẩn lam trên Sao Hỏa từ đó tiến dần đến mục tiêu tạo ra oxy trên hành tinh đỏ để con người có thể hít thở như trên Trái đất.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.