Tại ngôi làng nhỏ ở vùng Dehradun, phía Bắc Ấn Độ, hầu hết mọi người đều theo đạo Hindu và có những tập tục vô cùng kỳ lạ. Một trong số đó là tục lệ "đa phu", phụ nữ muốn lấy chồng thì phải kết hôn với tất cả anh em của người đàn ông đó.
Tập tục này bắt nguồn từ một sử thi được người Ấn Độ truyền tai nhau. Nàng công chúa Draupadi, con gái của vua Pancha được phép kết hôn với 5 anh em ruột. Cuộc hôn nhân kỳ lạ dưới vương triều của vua Pancha đã đem lại phước lành, giúp dân chúng có một cuộc sống no đủ. Từ đó, người dân ở nhiều vùng quê Ấn Độ bắt đầu thực hiện chế độ "đa phu".
Mỗi tối ngủ với một người anh em
Cô gái trẻ Rajo Verma đã kết hôn với người đàn ông có tên Guddu, 24 tuổi vào năm 2009. Theo phong tục địa phương, Rajo mặc nhiên phải sống cùng với 4 người anh em khác của anh Guddu. Điều đó có nghĩa là cô gái trẻ có 5 người chồng cùng 1 lúc. Ban đầu, Rajo cảm thấy có chút khó xử và thất vọng, nhưng rồi cô nhanh chóng cảm thấy bình thường bởi tất cả phụ nữ trong làng đều như vậy, kể cả mẹ và chị gái của cô.
|
Cô gái Rajo phải kết hôn với 5 anh em trong một nhà cùng lúc. |
Một năm sau khi cưới người chồng đầu tiên, Rajo lần lượt kết hôn với những anh em khác của chồng, lần lượt là Baiju, 32 tuổi, Sant Ram, 28 tuổi, Gopal, 26 tuổi và mới nhất là cậu em út của gia đình - Dinesh, 19 tuổi. Ban ngày, những người chồng của Rajo ra ngoài làm ăn. Tối đến, họ cùng tụ tập dưới một mái nhà.
Mỗi đêm, Rajo phải ngủ với một người chồng. Do nhà không có vách ngăn kín đáo, tất cả họ đều trải thảm ngủ dưới nền nhà cùng nhau. Họ thậm chí còn phải chia lịch "quan hệ" đều đặn để không ai ghen tị ai. Rajo cho biết, ban đầu, việc ngủ với một người chồng trong khi vẫn có mặt những người chồng khác trong nhà khiến cô không thoải mái chút nào. Nhưng rồi về sau, tất cả đều quen với việc đó.
"Các anh em tôi đều quan hệ tình dục với cô ấy nhưng chúng tôi không ghen tuông. Chúng tôi là một gia đình lớn hạnh phúc", người chồng đầu Guddu chia sẻ.
Theo The Sun, phong tục "huynh đệ cộng thê" này còn có một ý nghĩa khác. Người dân nơi đây quan niệm rằng, nếu tất cả con trai trong nhà cùng lấy một vợ thì họ sẽ không bị chia cắt, không bị phải chia tách đất đai cho ai cả.
Những đứa con không biết ai là bố
Chế độ "đa phu" ở vùng đất này đã gây ra không ít hệ lụy cuộc sống. Trước tiên đó là tình cảm và tình yêu của nam nữ, điển hình là trường hợp của cô gái xinh đẹp Gomati. Cô và chồng của mình yêu thương nhau thật lòng, sau đó tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên theo phong tục địa phương, Gomati cũng phải kết hôn với 3 anh em khác của chồng.
|
Chế độ "đa phu" gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. |
Chứng kiến cảnh người vợ xinh đẹp "ân ái" với người chồng khác trong chính nhà của mình, chồng đầu tiên của chị Gomati đã nảy sinh ghen tuông và tức giận. Họ thậm chí còn xảy ra tranh cãi, xô xát. Từ sau đó, ngay cả tình cảm vợ chồng lẫn tình anh em ruột thịt đều bị sứt mẻ. Không phải ai cũng được hạnh phúc khi không có người chồng nào ghen tị nhau như chị Rajo.
Một hậu quả nghiêm trọng khác là có những đứa trẻ không thể xác định ai là bố mình. Sau 4 năm kết hôn, chị Rajo hạ sinh một cậu con trai nhưng không thể biết được ai là bố ruột của cậu bé. Con trai chị đều gọi 5 người là bố và tất cả họ cũng xem đó là con mình bởi cậu bé trông cũng có nét hao hao giống từng người một.
|
Đứa con của chị Rajo không biết ai là bố đẻ của mình. |
Dù rất tò mò nhưng người dân ở vùng Dehradun không bao giờ đi xét nghiệm ADN, phần vì phong tục, phần vì nghèo khó. Mặc dù hiện nay, phong tục "đa phu" này đang được dần hạn chế bởi những lý do về nhân học nhưng vẫn có những ngôi làng, một cô gái phải lấy nhiều người làm chồng cùng một lúc.