Trong quỹ đạo gần Trái Đất tồn tại một khu vực mà các phi hành gia thường xuyên xuất hiện các chớp sáng trắng chói mắt và hoàn toàn mất quyền điều khiển các máy tính hoàn toàn. Họ đặt tên cho nó là “Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương” (SAA).Nơi đây thường xuyên có chớp sáng lớn không đi kèm âm thanh nào. Nó cũng làm nhiễu loạn những máy tính trong phạm vi gần và khiến con người tiếp xúc với lượng bức xạ cao hơn. Do đó, nơi đây được mệnh danh là “Tam giác Bermuda của vũ trụ”.Vật thể liên sao Oumuamua được nhìn thấy lần đầu tiên di chuyển với tốc độ nhanh qua hệ mặt trời vào tháng 10/2017. Ban đầu nó được một số người gọi là tàu thăm dò của người ngoài hành tinh.Lý do đến từ việc nó di chuyển quá nhanh để trở thành một tiểu hành tinh, và nó cũng không giống như các sao chổi thông thường, vật thể không gian này không để lại dấu vết trên quãng đường di chuyển - các mảnh vỡ. Mặc dù vật thể vẫn ở trong hệ Mặt Trời của chúng ta, nhưng nó hiện đang nằm ngoài tầm với của tất cả các kính thiên văn của chúng ta."Hành tinh 9" có khối lượng lớn gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của Hành tinh 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.Tuy nhiên điều khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng hành tinh này hoàn toàn tồn tại chính là sự hiểu biết hạn chế của con người đối với Vành đai Kuiper.Tinh vân hình chữ nhật màu đỏ là một đám mây khí và bụi dường như lơ lửng trong không gian. Nhiều trong số chúng tồn tại trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Tinh vân hình chữ nhật đỏ cách Trái Đất khoảng 2.300 năm ánh sáng.Màu sắc kỳ lạ phát ra từ tinh vân Chữ nhật đỏ. Hai ngôi sao ở giữa tinh vân phát ra ánh sáng màu trắng, nhưng các nhà thiên văn vẫn chưa thể giải thích nguồn phát ra ánh sáng màu đỏ.Sao chổi Elst – Pizarro là một thiên thể thể hiện các đặc điểm của cả tiểu hành tinh và sao chổi. Quỹ đạo của nó giữ nó trong vành đai tiểu hành tinh, tuy nhiên nó lại xuất hiện một đuôi bụi giống như sao chổi khi ở gần điểm cận nhật vào các năm 1996, 2001 và 2007.Nó quay quanh vành đai tiểu hành tinh, nhưng nó có đuôi bụi giống sao chổi. Bởi vì nó là vật thể duy nhất được biết đến với cả hai đặc tính, các nhà thiên văn hy vọng sẽ giải quyết cuộc tranh luận một lần và mãi mãi bằng cách phóng tàu vũ trụ Castalia vào năm 2028.Vào năm 2010, kính thiên văn không gian Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hai bong bóng bí ẩn nằm ở khu vực chính giữa dải Ngân Hà. Chúng được các nhà khoa học đặt tên là "Bong bóng Fermi", với hình dáng giống như hai cánh của một con sâu bướm khổng lồ, hay hình đồng hồ cát.Trải dài ở hai mặt phẳng Bắc và Nam của trung tâm Ngân hà, hai bong bóng khổng lồ gồm khí, bụi và tia gamma này có đường kính lên tới 50000 năm ánh sáng, bằng khoảng ½ đường kính dải Ngân Hà.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trong quỹ đạo gần Trái Đất tồn tại một khu vực mà các phi hành gia thường xuyên xuất hiện các chớp sáng trắng chói mắt và hoàn toàn mất quyền điều khiển các máy tính hoàn toàn. Họ đặt tên cho nó là “Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương” (SAA).
Nơi đây thường xuyên có chớp sáng lớn không đi kèm âm thanh nào. Nó cũng làm nhiễu loạn những máy tính trong phạm vi gần và khiến con người tiếp xúc với lượng bức xạ cao hơn. Do đó, nơi đây được mệnh danh là “Tam giác Bermuda của vũ trụ”.
Vật thể liên sao Oumuamua được nhìn thấy lần đầu tiên di chuyển với tốc độ nhanh qua hệ mặt trời vào tháng 10/2017. Ban đầu nó được một số người gọi là tàu thăm dò của người ngoài hành tinh.
Lý do đến từ việc nó di chuyển quá nhanh để trở thành một tiểu hành tinh, và nó cũng không giống như các sao chổi thông thường, vật thể không gian này không để lại dấu vết trên quãng đường di chuyển - các mảnh vỡ. Mặc dù vật thể vẫn ở trong hệ Mặt Trời của chúng ta, nhưng nó hiện đang nằm ngoài tầm với của tất cả các kính thiên văn của chúng ta.
"Hành tinh 9" có khối lượng lớn gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của Hành tinh 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.
Tuy nhiên điều khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng hành tinh này hoàn toàn tồn tại chính là sự hiểu biết hạn chế của con người đối với Vành đai Kuiper.
Tinh vân hình chữ nhật màu đỏ là một đám mây khí và bụi dường như lơ lửng trong không gian. Nhiều trong số chúng tồn tại trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Tinh vân hình chữ nhật đỏ cách Trái Đất khoảng 2.300 năm ánh sáng.
Màu sắc kỳ lạ phát ra từ tinh vân Chữ nhật đỏ. Hai ngôi sao ở giữa tinh vân phát ra ánh sáng màu trắng, nhưng các nhà thiên văn vẫn chưa thể giải thích nguồn phát ra ánh sáng màu đỏ.
Sao chổi Elst – Pizarro là một thiên thể thể hiện các đặc điểm của cả tiểu hành tinh và sao chổi. Quỹ đạo của nó giữ nó trong vành đai tiểu hành tinh, tuy nhiên nó lại xuất hiện một đuôi bụi giống như sao chổi khi ở gần điểm cận nhật vào các năm 1996, 2001 và 2007.
Nó quay quanh vành đai tiểu hành tinh, nhưng nó có đuôi bụi giống sao chổi. Bởi vì nó là vật thể duy nhất được biết đến với cả hai đặc tính, các nhà thiên văn hy vọng sẽ giải quyết cuộc tranh luận một lần và mãi mãi bằng cách phóng tàu vũ trụ Castalia vào năm 2028.
Vào năm 2010, kính thiên văn không gian Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hai bong bóng bí ẩn nằm ở khu vực chính giữa dải Ngân Hà. Chúng được các nhà khoa học đặt tên là "Bong bóng Fermi", với hình dáng giống như hai cánh của một con sâu bướm khổng lồ, hay hình đồng hồ cát.
Trải dài ở hai mặt phẳng Bắc và Nam của trung tâm Ngân hà, hai bong bóng khổng lồ gồm khí, bụi và tia gamma này có đường kính lên tới 50000 năm ánh sáng, bằng khoảng ½ đường kính dải Ngân Hà.