Những sự cố khó lý giải gây đau đầu với khoa học

Google News

Sự cố rất đa dạng như do lỗi của con người hay lỗi công nghệ... nhưng thiệt hại thì không nhỏ. Thậm chí còn cướp đi hàng trăm sinh mạng con người mặc dù khoa học đang ở đỉnh cao phát triển.

1. Sự cố kính viễn vọng Hubble của NASA
Kính viễn vọng Không gian Hubble (Hubble) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã mang về nhiều dữ liệu hữu ích như vật chất tối hay giúp con người biết được khoảng cách các hành tinh được hình thành trong 2 thập kỷ trở lại đây.
Hồi tháng 10 năm 2018, Hubble đã gặp sự cố nghiêm trọng, con quay hồi chuyển (gyroscope) hay gyro giúp kính quay và dừng lại mỗi khi phát hiện thấy mục tiêu mới.
Con quay gyro có hai chế độ hoạt động, một là chế độ "cao" khi tàu vũ trụ quay giữa các mục tiêu và chế độ còn lại là "thấp", thường được hoạt động để giúp Hubble dừng lại mỗi khi phát hiện thấy mục tiêu.
Một con quay hồi chuyển dự phòng của Hubble được thay thế nhưng nó lại quay với tốc độ cực lớn, buộc NASA phải tiến hành khởi động lại từ đầu bằng cách tắt và sau đó đưa về chế chế độ hoạt động từ đầu.
Điều này được thực hiện bằng cách bật-tắt công tắc. Sau một loạt các thao tác kiểu “ tái ngầm định” con quay hồi chuyển đã quay với tốc độ bình thường.
Sự cố tưởng chừng đơn giản, nhưng người ta phải thực hiện hàng loạt các thử nghiệm bổ sung trước khi đưa Hubble trở lại hoạt động bình thường, kể cả việc di chuyển Hubble giữa các mục tiêu, đặc biệt là kiểm tra nhiều lần để đảm độ chính xác định hướng của Hubble.
Theo AFP, Hubble đã có tuổi thị tới 28 năm, nó có 6 con quay hồi chuyển, nhưng một nửa bị hỏng, và thực tế chỉ có 2 gyro hoạt động. Theo thiết kế, Hubble vẫn có thể hoạt động với một gyro, nhưng để tối ưu hóa và đảm bảo chính xác thì phải cần tới 3 gyro hoạt động.
Theo NASA, từ khi được phóng lên quỹ đạo năm 1990, Hubble đã tiến hành khoảng 1,3 triệu quan sát và dự kiến vào năm 2021, NASA còn đưa Kính viễn vọng Không gian James Webb vào hoạt động để thay thế cho Hubble do quá già cỗi.
Nhung su co kho ly giai gay dau dau voi khoa hoc
Kính viễn vọng Không gian Hubble 
2. Heli làm cho iPhone ngưng hoạt động
Theo một người dùng Reddit (trang web giải trí) có tên tài khoản Harritaco, thì một máy MRI (chụp cộng hưởng từ) được lắp và thử nghiệm tại nơi làm việc đã khiến cho các sản phẩm Apple của 40 người có mặt ngừng hoạt động, gồm iPhone và đồng hồ Apple.
Thật kỳ lạ, người dùng Android lại không gặp phải bất kỳ sự cố tương tự nào với thiết bị của họ. Mặc dù những người dùng Reddit không ngạc nhiên khi thấy máy dùng gần nguồn nam châm điện, nhưng kỳ lạ nó chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị iOS.
Một người dùng Reddit khác có tên Captaincool khẳng định, rất có thể là do heli (helium) lỏng được dùng để làm mát các nam châm của máy MRI chính là thủ phạm.
Để kiểm chứng, Harritaco đã tiến hành một thử nghiệm để xác minh giả thuyết này đúng hay sai. Một chiếc iPhone 8 đã được đặt bên trong một chiếc túi kín và đổ đầy heli, ngay lập tức, 8 phút sau điện thoại đã bị khóa.
Lý do, helium có tác động tiêu cực đến các bộ dao động hệ thống vi cơ điện (MEMS) của điện thoại thông minh. Mặc dù heli được giữ trong một ngăn kín, nhưng nó vẫn thẩm thấu nhưng hầu như không có một cảnh báo nào về sử dụng iPhone cũng như các thiết bị tương tự khi phơi ra môi trường heli.
Hướng dẫn sử dụng chỉ ghi chung là "Nếu để iPhone tiếp xúc với môi trường có nồng độ hóa chất công nghiệp cao, gồm các loại khí hóa lỏng bốc hơi có thể làm hỏng hoặc làm giảm chức năng của máy".
3. Vụ tai nạn chuyến bay 610 của hãng hàng không Lion Air
Chuyến bay 610 (Flight 610) của Lion Air là chuyến bay chở khách nội địa thường lệ khởi hành từ sân bay quốc tế Soekarno - Hatta ở Jakarta (Indonexia) đến sân bay Depati Amir ở Pangkal Pinang, mất tích ngay sau khi cất cánh ngày 29 tháng 10 năm 2018.
Máy bay được báo cáo đã bị rơi ngoài khơi đảo Java, cướp đi sinh mạng của 189 người mà người ta tin rằng đây là sự cố kỹ thuật đã được báo trước. Các nhà điều tra tiến hành phân tích hộp đen, phát hiện thấy đồng hồ chỉ báo tốc độ máy bay bị trục trặc cho bốn chuyến bay cuối cùng của máy bay Boeing 737 MAX.
Seorjanto Tjahjono, người đứng đầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia (NTSB) cho hay việc kiểm tra chi tiết đang được tiến hành bởi NTSB và Boeing để xác định nguyên nhân sự cố hàng không.
Theo ông Nurchahyo Utomo, người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông (KNKT) thì có hai đồng hồ chỉ báo tốc độ máy bay. Một cho phi công và một cho phi công phụ để giúp xử lý khi tốc độ bất thường.
Boeing 737 MAX được mô tả là có "hình dáng đẹp" trước khi rơi xuống biển sau 13 phút cất cánh.
Tuy nhiên, theo các nhà chức trách xác nhận thì tổ lái đã từng điều khiển máy bay trên một tuyến đường khác vào ngày trước đó cho hay máy bay đã có các vấn đề kỹ thuật. Boeing và Lion Air từ chối bình luận, đang chờ điều tra nhưng đồng hồ chỉ báo tốc độ bị hỏng là một nguyên nhân không thể xem thường.
Boeing 737 MAX 8, nhãn hiệu PK-LQP, số seri 43000, được hỗ trợ bởi hai động cơ CFM International LEAP, đã được thuê từ CMIG Aviation Capital và giao cho Lion Air vào ngày 13/8/2018.
Tại thời điểm tai nạn, máy bay đã bay khoảng 800 giờ. Đây là tai nạn đầu tiên liên quan đến 737 MAX kể từ khi đưa vào khai thác ngày 22/5/2017, và tai nạn kinh hoàng nhất liên quan đến dòng Boeing 737.
4. Sự cố tên lửa đẩy Soyuz của Nga
Đầu tháng 10 năm 2018, một tên lửa đẩy có bề dày lịch sử, nổi tiếng nhất của Nga, Soyuz đã bị sự cố nghiêm trọng ngay sau khi cất cánh, rất may 2 phi hành gia Nga-Mỹ đã may mắn sống sót.
Theo Baodatviet

>> xem thêm

Bình luận(0)