Theo Daily Star, Megalodon là loài cá mập khổng lồ lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Cá mập Megalodon thậm chí có thể nặng tới 100 tấn, gấp 60 lần loài cá mập trắng lớn nhất hiện nay.Tuy nhiên, theo những người ủng hộ thuyết âm mưu, đây có thể không phải là quái vật thời tiền sử duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.Lười đất khổng lồ. Lười đất khổng lồ có tên khoa học là Megatherium (có nghĩa là “con thú lớn”). Chúng đã có mặt trên trái đất cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước. Hiện họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của Megatherium chính là lười cây.Mặc dù có 4 chân, giống như các loài linh trưởng, lười đất thường xuyên di chuyển bằng hai chân. Khi đứng trên hai chân sau, nó cao khoảng 6m, gấp hai lần chiều cao của voi khổng lồ.Quái vật thời tiền sử này nặng 4 tấn, to lớn như con voi ngày nay và sở hữu móng vuốt lớn. Chúng được coi là đã biến mất ở Nam Mỹ cách đây 10.000 năm.Các nhà khoa học cho rằng sự săn bắt, giết hại và cướp đi môi trường sống của loài vật khổng lồ này của con người đã hủy diệt sự sống của chúng. Lười đất khổng lồ có thể vẫn còn sống trong rừng sâu ở Nam Mỹ. (Ảnh: worldglobalnews.online)Tuy nhiên, một số giả thuyết khẳng định rằng chúng vẫn tồn tại đâu đó trong khu rừng Amazon rộng lớn, nơi con người chưa đặt chân đến.Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn truyền tai nhau về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người. Họ thường gọi chúng là Mapinguari, có nghĩa là “kẻ trông coi rừng già”. Mapinguari được cho là có hình dáng bên ngoài khá giống với lười đất khổng lồ.Vượn khổng lồ. Gigantopithecus Blacki, loài vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3m và nặng gần 5 tạ. Chúng được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất.Dấu vết của Gigantopithecus Blacki được tìm thấy gần đây nhất cách khoảng 100.000 năm ở các nước châu Á. Ảnh: Một bức tượng tượng trưng về hình ảnh con vượn Gigentopithecus thời tiền sử tại Bảo tàng San Diego Men ở California. (Ảnh: Wikimedia Commons)Ngày nay, tất cả những gì còn sót lại chỉ là bộ xương hàm và răng. Điều này làm xuất hiện giả thuyết rằng Gigantopithecus hoàn toàn không phải là một con vượn khổng lồ, mà là một sinh vật hình người khổng lồ.Hoặc nếu đây không phải là loài khổng lồ huyền thoại, thì rất có thể sinh vật này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với cái tên quái vật Chân to (Big Foot) hay Yeti.Hầu hết các bằng chứng về sự tồn tại của Bigfoot đều dựa trên lời kể của các nhân chứng. Tuy nhiên, những cuộc chạm trán với những sinh vật giống Bigfoot xuất hiện phổ biến ở Đông Nam Á.Thằn lằn cổ dài. Dài 12m và đã tồn tại dưới đại dương 100 triệu năm, quái vật biển khổng lồ plesiosaur rất giống với quái vật hồ Loch Ness mà con người săn lùng.Chúng có cổ dài, hàm răng sắc nhọn và thường chỉ ăn cá, nhưng có khi cũng ăn thịt cả các loài sinh vật to lớn khác, bao gồm cả khủng long trên đất liền.Loài thằn lằn cổ dài này cũng được cho là xuất hiện ở hồ Champlain và hồ Memphremagog ở Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã bác bỏ khả năng plesiosaur sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng. Đó là bởi vì hồ Loch Ness chỉ mới hình thành cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng những hóa thạch gần đây nhất của plesiosaur đã cách xa tới 66 triệu năm. Ảnh: Thằn lằn cổ dài có hình dáng tương tự như quái vật hồ Loch Ness. (Ảnh: worldglobalnews.online)Thằn lằn cổ dài đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà cổ sinh vật học kể từ khi phát hiện đầu tiên vào thế kỷ 18. Ảnh: Bộ xương thằn lằn cổ dài. (Ảnh: DailyStar)Mặc dù thằn lằn cổ dài không phải là khủng long, song hai loài động vật này đã cùng sinh sống trên Trái đất hàng triệu năm trước khi chúng bị xóa sổ bởi thiên thạch lớn vào khoảng 66 triệu năm trước.
Theo Daily Star, Megalodon là loài cá mập khổng lồ lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Cá mập Megalodon thậm chí có thể nặng tới 100 tấn, gấp 60 lần loài cá mập trắng lớn nhất hiện nay.
Tuy nhiên, theo những người ủng hộ thuyết âm mưu, đây có thể không phải là quái vật thời tiền sử duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.
Lười đất khổng lồ. Lười đất khổng lồ có tên khoa học là Megatherium (có nghĩa là “con thú lớn”). Chúng đã có mặt trên trái đất cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước. Hiện họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của Megatherium chính là lười cây.
Mặc dù có 4 chân, giống như các loài linh trưởng, lười đất thường xuyên di chuyển bằng hai chân. Khi đứng trên hai chân sau, nó cao khoảng 6m, gấp hai lần chiều cao của voi khổng lồ.
Quái vật thời tiền sử này nặng 4 tấn, to lớn như con voi ngày nay và sở hữu móng vuốt lớn. Chúng được coi là đã biến mất ở Nam Mỹ cách đây 10.000 năm.
Các nhà khoa học cho rằng sự săn bắt, giết hại và cướp đi môi trường sống của loài vật khổng lồ này của con người đã hủy diệt sự sống của chúng. Lười đất khổng lồ có thể vẫn còn sống trong rừng sâu ở Nam Mỹ. (Ảnh: worldglobalnews.online)
Tuy nhiên, một số giả thuyết khẳng định rằng chúng vẫn tồn tại đâu đó trong khu rừng Amazon rộng lớn, nơi con người chưa đặt chân đến.
Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn truyền tai nhau về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người. Họ thường gọi chúng là Mapinguari, có nghĩa là “kẻ trông coi rừng già”. Mapinguari được cho là có hình dáng bên ngoài khá giống với lười đất khổng lồ.
Vượn khổng lồ. Gigantopithecus Blacki, loài vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3m và nặng gần 5 tạ. Chúng được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất.
Dấu vết của Gigantopithecus Blacki được tìm thấy gần đây nhất cách khoảng 100.000 năm ở các nước châu Á. Ảnh: Một bức tượng tượng trưng về hình ảnh con vượn Gigentopithecus thời tiền sử tại Bảo tàng San Diego Men ở California. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Ngày nay, tất cả những gì còn sót lại chỉ là bộ xương hàm và răng. Điều này làm xuất hiện giả thuyết rằng Gigantopithecus hoàn toàn không phải là một con vượn khổng lồ, mà là một sinh vật hình người khổng lồ.
Hoặc nếu đây không phải là loài khổng lồ huyền thoại, thì rất có thể sinh vật này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với cái tên quái vật Chân to (Big Foot) hay Yeti.
Hầu hết các bằng chứng về sự tồn tại của Bigfoot đều dựa trên lời kể của các nhân chứng. Tuy nhiên, những cuộc chạm trán với những sinh vật giống Bigfoot xuất hiện phổ biến ở Đông Nam Á.
Thằn lằn cổ dài. Dài 12m và đã tồn tại dưới đại dương 100 triệu năm, quái vật biển khổng lồ plesiosaur rất giống với quái vật hồ Loch Ness mà con người săn lùng.
Chúng có cổ dài, hàm răng sắc nhọn và thường chỉ ăn cá, nhưng có khi cũng ăn thịt cả các loài sinh vật to lớn khác, bao gồm cả khủng long trên đất liền.
Loài thằn lằn cổ dài này cũng được cho là xuất hiện ở hồ Champlain và hồ Memphremagog ở Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã bác bỏ khả năng plesiosaur sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng. Đó là bởi vì hồ Loch Ness chỉ mới hình thành cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng những hóa thạch gần đây nhất của plesiosaur đã cách xa tới 66 triệu năm. Ảnh: Thằn lằn cổ dài có hình dáng tương tự như quái vật hồ Loch Ness. (Ảnh: worldglobalnews.online)
Thằn lằn cổ dài đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà cổ sinh vật học kể từ khi phát hiện đầu tiên vào thế kỷ 18. Ảnh: Bộ xương thằn lằn cổ dài. (Ảnh: DailyStar)
Mặc dù thằn lằn cổ dài không phải là khủng long, song hai loài động vật này đã cùng sinh sống trên Trái đất hàng triệu năm trước khi chúng bị xóa sổ bởi thiên thạch lớn vào khoảng 66 triệu năm trước.